Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án đảm bảo tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Số hiệu | 30/KH-UBND |
Ngày ban hành | 31/01/2019 |
Ngày có hiệu lực | 31/01/2019 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lạng Sơn |
Người ký | Nguyễn Long Hải |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 31 tháng 01 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định số 2033/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành Đề án đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện trong năm 2019 như sau:
1. Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, bao gồm các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan trong việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa vi phạm xã hội và vi phạm pháp luật; triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, nội dung trong năm 2019.
2. Việc thực hiện nội dung của Đề án đảm bảo đúng đối tượng, tránh phô trương hình thức, chủ động tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về địa bàn, tránh tái phạm, phục vụ có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng về Đề án đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn (sau đây gọi tắt là Đề án); xây dựng các chuyên mục, phóng sự, phản ánh các hoạt động trong quá trình triển khai thực hiện Đề án để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tái hoà nhập cộng đồng, để hạn chế thấp nhất tái phạm tội và vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hoà nhập cộng đồng, trong đó tập trung thực hiện tốt công tác tiếp nhận, phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, giúp đỡ; tư vấn về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; hướng dẫn làm thủ tục đăng ký cư trú, cấp giấy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân, xóa án tích, cấp phiếu lý lịch tư pháp; tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù; đồng thời, khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tư vấn dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Thực hiện tốt việc cho vay vốn từ Quỹ hỗ trợ hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù tỉnh Lạng Sơn. Hội đồng quản lý Quỹ tiếp tục tiến hành thẩm định, xét duyệt hồ sơ người xin vay vốn, triển khai công tác kiểm tra tiến trình thực hiện dự án của người vay vốn.
4. Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 33/CT-CP ngày 05/12/2018 của Thủ Tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, theo Nghị định số 80/2011/NĐ-CP, ngày 16/9/2011của Chính phủ quy định các biện pháp đảm bảo tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
1. Công an tỉnh
a) Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, theo dõi thực hiện Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung Đề án đã đề ra; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quỹ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù tỉnh Lạng Sơn; chủ động xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn từ Quỹ, đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả.
b) Chỉ đạo lực lượng Công an cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao đã nêu trong Đề án.
c) Chủ trì tham mưu với UBND tỉnh về việc thay đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ hỗ trợ hoà nhập cộng đồng để phù hợp với việc mở rộng cho các đối tượng tha tù trước thời hạn có điều kiện và người chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc trong thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng theo nội dung Chỉ thị số 33/CT-CP ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức sơ kết, đánh giá những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Đề án, từ đó đề ra phương hướng chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong thời gian tiếp theo.
2. Sở Lao động,Thương binh và Xã hội:
a) Phối hợp với Công an tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, hướng nghiệp, giới thiệu, tạo việc làm cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù thuộc Phân trại quản lý phạm nhân trong Trại tạm giam Công an tỉnh và người chấp hành xong án phạt tù về địa phương.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề, Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù tại địa bàn, trọng tâm là việc lồng ghép dạy nghề theo đề án số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", nhằm nâng cao tỷ lệ người chấp hành xong án phạt tù được đào tạo nghề và có việc làm ổn định cuộc sống.
3. Sở Tư pháp:
a) Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người mới chấp hành xong án phạt tù để phòng ngừa tái phạm; trợ giúp pháp lý cho đối tượng này khi có nhu cầu trợ giúp.
b) Cập nhật kịp thời thông tin lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người chấp hành xong án phạt tù khi có yêu cầu, nhằm tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương, Đài Truyền thanh và Truyền hình tỉnh và cơ quan truyền thông các huyện, thành phố tuyên truyền các nội dung có liên quan đến công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; chủ động xây dựng các chuyên mục, phóng sự tăng cường công tác tuyên truyền về Đề án để nâng cao nhận thức, hành động của cán bộ, quần chúng Nhân dân về công tác này.
5. Sở Tài chính: Thẩm định, trình UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện Đề án theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng và hướng dẫn vay vốn, giảm thuế cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật.
6. Sở Nội vụ: Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị và nội dung Đề án, trong đó phân công trách nhiệm đối với Sở Nội vụ tham mưu với UBND tỉnh trong việc xây dựng quy trình, quy định hướng dẫn chế độ, chính sách đối với lực lượng thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng ở các cơ sở xã, phường, thị trấn.
7. Các sở, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn việc phối hợp thực hiện các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù đạt hiệu quả cao.
8. UBND các huyện, thành phố:
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được giao trong Đề án, trọng tâm là công tác tiếp nhận, tổ chức dạy nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo; bảo lãnh cho vay vốn, hỗ trợ vốn nhằm giúp người chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Trong đó quan tâm việc lồng ghép đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho người lao động nông thôn đến năm 2020".