Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 299/KH-BVHTTDL về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Số hiệu 299/KH-BVHTTDL
Ngày ban hành 20/01/2020
Ngày có hiệu lực 20/01/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Lê Khánh Hải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 299/KH-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2020 CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ thực hiện Chương trình hành động về công tác phòng chống tham nhũng đến năm 2020 và các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng (PCTN), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) xây dựng Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện tốt tinh thần các Chỉ thị, Nghị quyết, các Kết luận của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước về PCTN.

- Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc chỉ đạo, điều hành công tác PCTN và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp PCTN tại cơ quan, đơn vị theo các Chương trình, Kế hoạch triển khai công tác PCTN của Bộ VHTTDL.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động có phẩm chất đạo đức cách mạng, có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng; tự giác chấp hành nghiêm túc và thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về PCTN; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Nâng cao hiệu quả công tác PCTN và từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, khắc phục những hạn chế, yếu kém, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của Bộ VHTTDL trong tất cả các lĩnh vực quản lý của Ngành.

2. Yêu cầu

- Cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Từng nhiệm vụ, giải pháp có phân công trách nhiệm các cơ quan tham mưu, thời gian thực hiện nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác PCTN.

- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTN, trong đó xác định phòng ngừa là chính.

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng để kịp thời xử lý theo đúng quy định của pháp luật, ngăn chặn các hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra.

II. NỘI DUNG

1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện và chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của Luật PCTN, nhất là công tác phòng ngừa tham nhũng; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các cá nhân, tổ chức có vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, chỉ đạo bộ phận tham mưu, các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch công tác PCTN phải bám sát chỉ đạo của Bộ VHTTDL tại kế hoạch này, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, đề ra các giải pháp và thời gian thực hiện cụ thể.

- Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ “về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác PCTN đến năm 2020. Gắn công tác PCTN với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

2. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về PCTN

Các cơ quan, đơn vị tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN trên cơ sở các nhiệm vụ đã giao tại Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN giai đoạn 2019-2021” ban hành kèm theo Quyết định số 3729/QĐ-BVHTTDL ngày 28/10/2019 và Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN năm 2019 và năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 3715/QĐ-BVHTTDL ngày 28/10/2019.

- Về đối tượng tuyên truyền, phổ biến: Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ VHTTDL.

- Về hình thức tuyên truyền, phổ biến: Tùy theo đặc điểm tình hình, nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị lựa chọn hình thức tuyên truyền cho phù hợp.

3. Thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng: Tăng cường công khai minh bạch về tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị nhất là trong sử dụng tài sản công, công tác đấu thầu, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức...; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt; minh bạch tài sản, thu nhập; thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.

4. Công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

a) Công tác tự kiểm tra nội bộ: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý nhằm ngăn ngừa và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Mỗi đơn vị thực hiện tự kiểm tra ít nhất một lần trong năm 2020.

b) Công tác thanh tra gắn với đấu tranh PCTN

Công tác thanh tra, kiểm tra hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật (nếu có); kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, PCTN và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác xử lý sau thanh tra; các kết luận, kiến nghị, quyết định sau thanh tra cần phải được chỉ đạo xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định pháp luật.

c) Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi tham nhũng

[...]