ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2891/KH-UBND
|
Long An, ngày 06 tháng 08 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY LỢI TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN
2016 - 2020
I. MỤC TIÊU
Góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả
các công trình thủy lợi hiện có; phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho công tác thủy
lợi; đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực
phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH); góp phần hiện đại
hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
II. NHIỆM VỤ
1. Trên cơ sở Quy hoạch Thủy lợi
đã được phê duyệt, rà soát điều chỉnh, bổ sung kế
hoạch trung, dài hạn cho phù hợp với thực tế, nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu nền kinh
tế.
2. Củng cố, phát triển thủy lợi nội
đồng, gắn với xây dựng nông thôn mới: Nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng,
đáp ứng các phương thức canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm
chi phí sản xuất, đáp ứng theo yêu cầu sản xuất
phù hợp với thị trường, nâng cao thu nhập của nông dân.
3. Củng cố bộ máy hiện có và hoàn
chỉnh tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi mới thành lập theo hướng:
Nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới phương pháp công tác, nâng cao chất lượng dịch
vụ hệ thống; nâng cao hiệu quả của hệ thống công trình; bền vững về kỹ thuật và
tài chính, chuẩn bị thành lập Công ty Quản lý khai thác công trình Thủy lợi
theo Nghị định của Chính phủ khi có đủ điều kiện.
4. Đầu tư phát triển thủy lợi nâng
diện tích chủ động tưới, tiêu theo hướng chủ động, hiện đại; Phát triển trạm
bơm điện vùng Đồng Tháp Mười; ngăn mặn, lấy nước trữ ngọt vùng hạ các huyện
phía Nam của tỉnh; thí điểm nhân rộng và đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp
tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực như: cây ăn quả,
thanh long, chanh, rau màu, bắp lai, cây thiên lý, hoa kiểng,...
5. Phát triển hạ tầng thủy lợi phục
vụ vùng thâm canh nuôi trồng thủy sản với đối tượng nuôi chủ lực như: tôm sú,
tôm thẻ chân trắng, cá tra, thủy sản nước ngọt vùng Đồng Tháp Mười.
6. Nâng cao nhận thức của nhân dân
và bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, bão, lũ, lụt, an toàn công trình thủy
lợi. Chủ động phòng chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất, bảo
vệ an toàn cho dân cư, đảm bảo sớm ổn định và phát triển sản xuất trong điều kiện
biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
7. Mở rộng và nâng cao hiệu quả quản
lý khai thác các công trình cấp nước hiện có phục vụ cho sinh hoạt nông thôn đảm
bảo tỷ lệ nước sạch, nước hợp vệ sinh theo kế hoạch, đồng thời theo hướng bền vững
cả về kết cấu hạ tầng, mô hình quản lý và tài chính.
III. NỘI DUNG
THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU
1. Nâng cao hiệu quả quản lý,
khai thác hệ thống công trình thủy lợi
1.1. Phát huy hệ thống thủy
lợi hiện có gắn với việc phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng, nâng dần diện
tích tưới tiêu chủ động:
a) Từng bước xây dựng và nâng cấp
hệ thống thủy lợi nội đồng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất
nông nghiệp đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn
mới.
- Với diện tích trồng lúa: Đầu tư,
nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng thủy lợi, gắn với xây dựng đường giao thông
nông thôn, phát triển hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ ở vùng chuyên canh lúa;
áp dụng các phương thức canh tác tiên tiến; tổ chức lại sản xuất theo cánh đồng
lớn, có cơ chế thúc đẩy cơ giới hóa phát triển, góp phần nâng cao năng suất, giảm
chi phí phân bón thuốc bảo vệ thực vật, tưới tiết kiệm nước, nâng cao thu nhập
của người dân.
- Với diện tích đất chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi hoặc canh tác kết hợp: Cần bố trí vốn thích hợp để đầu tư,
nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng, nhằm áp dụng các phương thức canh tác
tiên tiến thích hợp.
b) Thành lập và củng cố tổ chức quản lý thủy nông cơ sở.
- Rà soát thành lập, củng cố các tổ
chức hợp tác dùng nước, tổ hợp tác sản xuất, tổ dùng nước, thành lập trên cơ sở
tự nguyện, hợp tác, bình đẳng, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ
chức nhằm mang lại lợi ích cho thành viên; đồng thời tổ chức quản lý thủy nông
cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Căn cứ vào đặc thù của từng khu
vực trong tỉnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và quy mô hệ thống công
trình thủy lợi để đề xuất các mô hình tổ chức khác nhau: Hợp tác xã dịch vụ, hợp
tác xã chỉ làm dịch vụ nước, tổ hợp tác. Đề xuất xây dựng hệ thống chính sách đồng
bộ để hỗ trợ, củng cố tổ chức năng lực quản lý, khả năng tham gia cung cấp các
dịch vụ khác nhau nhằm phát triển bền vững thủy nông cơ sở để phát triển và
phát huy hệ thống thủy lợi.
1.2. Nâng cao hiệu quả, quản
lý và chất lượng phục vụ của các đơn vị, Trung tâm Quản lý khai thác công trình
thủy lợi:
- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống:
Nâng cấp hệ thống kênh mương, công trình trên kênh, đầu tư xây dựng mới hệ thống
kênh mương, trạm bơm để tăng tỷ lệ diện tích được tưới, tiêu chủ động.
- Đối với Trung tâm Quản lý khai
thác công trình thủy lợi Đức Hòa từng bước xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng
theo phương châm Nhà nước và nhân dân thực hiện, tiếp tục đầu tư các hạng mục
công trình để nâng cao năng lực cung cấp các dịch vụ có thu như: cấp nước cho
công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ và các loại hình sản xuất nông nghiệp có giá trị
gia tăng cao; tăng nguồn thu, giảm bớt bao cấp từ ngân sách Nhà nước, tạo động
lực nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi.
- Bố trí ngân sách đầu tư các
trang thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực cảnh báo phòng chống hạn hán, xâm
nhập mặn, úng ngập trong hệ thống, đồng thời để nâng cao năng lực quản lý vận
hành hệ thống thủy lợi.
- Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống
công trình thủy lợi: Từng bước chuyển đổi sang cơ chế hoạt động của công tác quản
lý khai thác từ cơ chế giao kế hoạch sang cơ chế thành lập công ty để đặt hàng
hoặc đấu thầu quản lý khai thác; khuyến khích mở rộng các hoạt động cung cấp
các dịch vụ có thu, ưu tiên cung cấp nước đủ tiêu chuẩn cho sinh hoạt, công
nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao; áp dụng các quy trình quản lý
tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường công tác quản lý kiểm
tra, kịp thời đề xuất xử lý các hành vi vi phạm đến an toàn, bền vững, ổn định
của công trình thủy lợi và bảo vệ môi trường.
2. Không ngừng phát triển diện
tích tưới, tiêu chủ động cho các loại cây trồng cạn
- Từng bước xây dựng thí điểm sau
đó nhân rộng mô hình tưới tiên tiến và tiết kiệm nước, nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho các loại cây trồng chủ lực có giá
trị kinh tế cao như: cây thanh long, cây chanh, bắp lai, đậu phộng và các loại
cây trồng cạn khác...
- Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh
các hệ thống công trình thủy lợi đã có; đẩy mạnh xây dựng trạm bơm điện quy mô
vừa và nhỏ vùng Đồng Tháp Mười..., để tăng diện tích canh tác, tăng vụ, khai
thác hiệu quả, bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người
dân.
3. Huy động các nguồn vốn và
triển khai thực hiện chính sách để phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ
nuôi trồng thủy sản
Áp dụng các giải pháp thủy lợi phục
vụ cho nuôi thủy sản bền vững: Đầu tư hạ tầng để lấy nước chủ động (mặn, ngọt),
kết hợp với phương pháp nuôi tiết kiệm nước và có xử lý nước đảm bảo môi trường
nước cho các khu vực nuôi thủy sản tập trung, nuôi công nghiệp (trọng tâm là
tôm), kết hợp triển khai đề án ao lắng trong nuôi tôm nước lợ.
4. Tiếp tục nâng cao năng lực
phòng chống thiên tai, kịp thời khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống nhân
dân vùng thiên tai
- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ trong Chiến lược Quốc gia Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; rà soát,
điều chỉnh kế hoạch thực hiện phù hợp với Luật phòng, chống thiên tai và yêu cầu,
nhiệm vụ mới đặt ra.
- Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro
thiên tai; xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện, ưu tiên thực hiện một số
nhiệm vụ trọng tâm sau:
+ Nâng cao năng lực cho Ban Chỉ
huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp.
+ Lập và rà soát quy hoạch, kế hoạch
quản lý rủi ro thiên tai; ưu tiên lập các bản đồ ngập lụt (đánh dấu vết lũ), bản
đồ hạn hán và xâm nhập mặn; lập quy trình vận hành các công trình phòng chống lụt
bão.
+ Nâng cao nhận thức và quản lý rủi
ro thiên tai dựa vào cộng đồng, tăng cường thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, đẩy
mạnh thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng
đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng theo Quyết định số
1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nâng cao năng lực quản lý hệ thống
đê bao lửng, đê sông, quản lý sạt lở bờ sông:
+ Tiếp tục cập nhật các kịch bản,
tác động của BĐKH đến hệ thống công trình thủy lợi, như: Đê bao lửng, đê sông,
trạm bơm, cống lấy nước để đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm thiểu.
+ Chủ động khảo sát và đề xuất giải
quyết ngay khi xuất hiện các hiện tượng sạt lở bờ sông. Đẩy mạnh áp dụng xử lý
sạt lở bằng các giải pháp thân thiện với môi trường, trồng cây chắn chống sạt lở
và rừng ngập mặn, làm kè khi có điều kiện về ngân sách.
+ Có kế hoạch, kịch bản nhằm sớm
khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng do thiên tai.
5. Nâng cao năng lực, từng bước
phát triển bền vững hệ thống cấp nước sạch nông thôn
Tăng cường xã hội hóa và quản lý bền
vững nước sạch nông thôn, khuyến khích, tạo điều kiện cho tư nhân đầu tư, xây dựng,
quản lý vận hành cung cấp nước sạch nông thôn; gắn quyền lợi, vai trò trách nhiệm
của người dân cùng chính quyền địa phương tham gia vào việc quản lý, vận hành hệ
thống.
IV. GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU
1. Tiếp tục thực hiện công tác
tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc giữ gìn bảo vệ các công
trình thủy lợi, tham gia cùng Nhà nước
xây dựng các công trình thủy lợi nhất là thủy lợi nội đồng
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung
kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án Tái cơ
cấu ngành Thủy lợi đến các sở ban, ngành, đơn vị có liên quan, các huyện, thành
phố, thị xã và cộng đồng;
- Tuyên truyền, phổ biến các luật,
quy phạm pháp luật có liên quan đến việc quản lý khai thác công trình thủy lợi;
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa,
nhân dân góp vốn, công sức, mặt bằng đất đai để thi công các công trình thủy lợi
nhất là thủy lợi nội đồng, trạm bơm; tiếp tục triển khai và xây dựng các chính
sách nhằm huy động các nguồn vốn trong nhân dân để thi công nạo vét các công trình
thủy lợi.
2. Nâng cao chất lượng các quy
hoạch; chất lượng các đề án; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với quy
hoạch
- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch
phục vụ mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh:
+ Quy hoạch Đê bao vùng lững Đồng
Tháp Mười đến năm 2020;
+ Quy hoạch thủy lợi đã được phê
duyệt đến năm 2020;
+ Quy hoạch hệ thống công trình cấp
nước sạch nông thôn đến năm 2020.
- Rà soát toàn bộ hệ thống công trình
thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn bao gồm: Cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý, khai thác và cơ chế vận hành.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống
thiên tai ở các huyện, thành phố, thị xã.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý Nhà nước về quy hoạch: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
quy hoạch và đình chỉ các hành vi vi phạm quy hoạch được duyệt, xóa bỏ quy hoạch
treo, minh bạch hóa quy hoạch.
- Đảm bảo việc lập quy hoạch theo
các bước và quy trình do quy định của pháp luật lấy ý kiến rộng rãi của địa
phương và nhân dân.
3. Rà soát sắp xếp, điều chỉnh
các dự án trung, dài hạn cho phù hợp với nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Trên cơ sở các quy hoạch thủy lợi
đã được duyệt, lựa chọn danh mục dự án đầu tư ưu tiên từ năm 2015 đến năm 2020
phù hợp với Chiến lược tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội và Đề án Tái cơ cấu
ngành Nông nghiệp tỉnh. Cụ thể như sau:
- Ưu tiên đầu tư cho các công
trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
cung cấp nước cho dân sinh, công nghiệp.
- Tập trung vốn đầu tư cho các
công trình thủy lợi đầu mối, công trình trọng điểm; ưu tiên đầu tư hệ thống đê,
cống ngăn mặn, các dự án kiểm soát lũ, ngập úng; ưu tiên cho nâng cấp, duy tu,
bão dưỡng các công trình sau đầu tư; củng cố hệ thống thủy lợi nội đồng để đáp ứng
phương thức canh tác tiên tiến. Nâng cao chất lượng lựa chọn các dự án đầu tư,
lấy hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường làm tiêu chí cơ bản để quyết định lựa
chọn dự án đầu tư; công khai, minh bạch trong đầu
tư; tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư; bố trí vốn tập trung,
khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán và không đồng bộ; phân bổ, quản
lý và giám sát sử dụng vốn đầu tư theo quy hoạch và kế hoạch. Ưu tiên đầu tư nạo
vét kênh, rạch cho vùng thiếu nước.
4. Tăng cường công tác quản lý
đầu tư, nâng cao chất lượng các hồ sơ thiết kế dự toán; quản lý chất lượng trong quá trình thi công; làm tốt công tác
quản lý khai thác công trình, không ngừng nâng cao năng lực phục vụ công trình
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cho cán bộ nghiệp vụ chuyên môn để đủ năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ
bản, giám sát công trình đảm bảo chất lượng.
- Thực hiện tốt việc công khai dự
án đầu tư theo quy định, đảm bảo thực hiện việc giám sát cộng đồng theo quy định
của chính phủ và của UBND Tỉnh.
- Thực hiện tốt các quy định về lựa
chọn nhà thầu thi công, tư vấn giám sát.
- Thường xuyên có kế hoạch thanh
tra, kiểm tra quản lý chất lượng trong quá trình thi công các công trình thủy lợi
nhằm nâng cao chất lượng công trình.
5. Tiếp tục thực hiện, điều chỉnh
và xây dựng các chương trình, đề án nhằm phát huy cao nhất hiệu quả vốn đầu tư
- Tiếp tục thực hiện, điều chỉnh
Quy hoạch thủy lợi tỉnh Long An giai đoạn 2010-2020.
- Tiếp tục thực hiện, điều chỉnh Đề án Đê bao lửng vùng Đồng Tháp Mười.
- Tiếp tục thực hiện Chương trình
xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Xây dựng đề án sử
dụng nước mặt để cung cấp nước sạch và sinh hoạt cho người dân ở các khu vực
không có nước ngầm.
- Tiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi
ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Xây dựng Chương trình Ứng dụng
phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm trên cây thanh long.
- Xây dựng Đề án phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm trên cây trồng cạn.
- Xây dựng Chương trình Kiên cố
hóa hệ thống tưới giảm thiểu thất thoát
nước.
6. Kiện toàn bộ máy tổ chức quản
lý, làm tốt công tác đào tạo và đào tạo lại
cán bộ, công chức, viên chức, làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, đảm bảo
thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành
- Triển khai thực hiện thông tư
Liên tịch số 14/2015/ TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ,
công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về
thủy lợi, trọng tâm là cán bộ cấp huyện, cấp xã.
- Tăng cường công tác đào tạo, đào
tạo lại cho đội ngũ quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là
đội ngũ quản lý thủy nông cơ sở.
- Tập trung rà soát đội ngũ cán bộ,
thực hiện công tác quy hoạch cán bộ theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của
Bộ Nông nghiệp phục vụ cho nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp.
- Củng cố lực lượng Thanh tra
chuyên ngành về thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão đáp ứng yêu cầu thực tế.
7. Tập trung huy động các nguồn
lực, nguồn vốn để phục vụ cho tái cơ cấu ngành thủy lợi giai đoạn 2015-2020, phục
vụ cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từng bước thực hiện tưới tiêu chủ động,
tiên tiến
- Huy động tốt nguồn vốn đầu tư
xây dựng hệ thống công trình thủy lợi đến năm 2020 được cân đối từ vốn ngân
sách Nhà nước (Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huyện và các nguồn vốn
khác).
- Ngân sách Trung ương kết hợp với
ngân sách tỉnh tiếp tục đầu tư Dự án thủy lợi Bảo Định giai đoạn 2, Dự án thủy
lợi Đồng Tiến - Lagrange, Dự án thủy lợi An Phong - Mỹ Hòa, Dự án thủy lợi Phước
Hòa; nguồn vốn TW phục vụ cho tái cơ cấu nông nghiệp: Dự án đầu tư hạ tầng thủy
lợi vùng chuyên canh cây chanh huyện Đức Huệ, Dự án đầu tư hạ tầng thủy lợi phục
vụ nuôi trồng, tạo giống thủy sản và thủy sản nước lợ huyện cần Đước, Cần Giuộc.
- Trên cơ sở Kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020, ngân sách
tỉnh cân đối đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp, thủy sản, cây trồng
cạn, hệ thống thủy lợi phục xây dựng nông thôn mới, nâng cấp hệ thống thủy lợi
nội đồng, dự án kè ven sông, kênh gắn với chương trình phòng chống sạt lở ven
sông, biển của Trung ương.
- Tuyên truyền vận động nhân dân
đóng góp: vốn, ngày công, mặt bằng, đất đai để xây dựng, nâng cấp, sửa chữa hệ
thống công trình thủy lợi, nhất là thủy lợi nội đồng.
- Nguồn vốn khác: Tài trợ của các
tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành tỉnh có liên
quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
Kiến Tường, thành phố Tân An căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện
(hoặc phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai thực
hiện) các nội dung kế hoạch này, bảo đảm hoàn thành kịp thời, hiệu quả, phù hợp
với tình hình thực tế.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn là cơ quan đầu mối có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các Sở, ban,
ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An theo dõi, kiểm tra đôn đốc
việc thực hiện nội dung Kế hoạch này, tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo định kỳ Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
3. Định kỳ hàng năm các Sở, ban,
ngành, đơn vị, địa phương có liên quan tiến hành đánh giá tình hình, báo cáo kết
quả thực hiện, trong đó nêu rõ việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên
nhân và đề xuất giải pháp, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua
Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
4. Trên cơ sở Đề án này, UBND tỉnh
yêu cầu UBND các huyện, thị xã Kiến Tường,
thành phố Tân An xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo gắn kết với nội
dung Kế hoạch Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi tỉnh Long An giai đoạn 2016-2020
và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu cần
phải sửa đổi, điều chỉnh bổ sung Kế hoạch
chi tiết, các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An chủ động báo
cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân./.
Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnhsx;
- Các sở ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Phòng NC-KT;
- Lưu: VT, Nh;
KH TAI CO CAU NGANH THUY LOI
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Nguyên
|