Kế hoạch 2860/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016” trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Số hiệu 2860/KH-UBND
Ngày ban hành 23/06/2014
Ngày có hiệu lực 23/06/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Võ Thành Hạo
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2860/KH-UBND

Bến Tre, ngày 23 tháng 6 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2013-2016” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Thực hiện Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI), Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016” (sau đây gọi là Đề án) trên địa bàn tỉnh Bến Tre như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn giao thông, hình sự, tệ nạn xã hội, từng bước giảm số vụ việc và người vi phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn trọng điểm. Tăng cường, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm trong phạm vi Đề án nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu đến năm 2016, 70% nhân dân tại địa bàn trọng điểm được phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật gắn trực tiếp đến cuộc sống của người dân, trong đó tập trung vào những nội dung pháp luật liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật, phù hợp đặc thù ở từng địa bàn.

- Phấn đấu 100% cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở tại địa bàn trọng điểm được trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực pháp luật liên quan.

- Phấn đấu kiềm chế và làm giảm từ 10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và số vụ việc vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng điểm.

- Xây dựng được mô hình chỉ đạo điểm về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật tại các xã có nhiều vi phạm pháp luật theo từng lĩnh vực để rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng.

2. Phạm vi và đối tượng thực hiện của Đề án:

a) Phạm vi:

- Địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật được Đề án xác định là đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã).

- Trên cơ sở theo dõi diễn biến tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật, những vấn đề phức tạp nổi lên về trật tự, an toàn xã hội trong những năm gần đây, chọn địa bàn trọng điểm chỉ đạo điểm như sau:

+ Chỉ đạo điểm cấp tỉnh: Chọn xã An Thuỷ, huyện Ba Tri và xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm chỉ đạo điểm.

+ Chỉ đạo điểm cấp huyện: 07 huyện, thành phố còn lại lựa chọn, triển khai chỉ đạo điểm 01 địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật.

- Các lĩnh vực pháp luật Đề án xác định tập trung thực hiện phổ biến, giáo dục tại địa bàn trọng điểm gồm: Quản lý, sử dụng đất đai; môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước và an toàn thực phẩm (gọi chung là môi trường); hình sự, ma tuý và các tệ nạn xã hội khác; trật tự, an toàn giao thông.

b) Đối tượng:

- Nhân dân tại địa bàn trọng điểm.

- Các đối tượng đã có tiền án, tiền sự hoặc có nguy cơ phạm tội cao, trọng tâm là các đối tượng nằm trong diện quản lý nghiệp vụ của lực lượng Công an; đối tượng có trình độ nhận thức và văn hoá hạn chế; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn trọng điểm.

- Cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoà giải viên ở các địa bàn trọng điểm.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa bàn trọng điểm:

- Xây dựng kế hoạch, xác định hình thức khảo sát cụ thể và tổ chức khảo sát tại các địa bàn.

- Xác định đối tượng, nội dung, hình thức cần tập trung ưu tiên triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp ở từng địa bàn trọng điểm.

2. Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân ở các địa bàn trọng điểm thuộc phạm vi của Đề án:

[...]