Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 2758/KH-UBND năm 2017 về phát triển kinh tế tập thể do tỉnh Điện Biên ban hành năm 2018

Số hiệu 2758/KH-UBND
Ngày ban hành 22/09/2017
Ngày có hiệu lực 22/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Thành Đô
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:  2758/KH-UBND

Điện Biên, ngày 22 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2018

Thực hiện công văn số 6801/BKHĐT-HTX ngày 21/8/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập th năm 2018;

Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Điện Biên 5 năm 2016- 2020 và tình hình phát triển kinh tế tập thể tỉnh Điện Biên 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2017, UBND tỉnh Điện Biên xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018 với các nội dung như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá về tình hình thực hiện 7 nguyên tắc của hợp tác xã

a) Nguyên tắc tự nguyện

Các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên được thành lập trên tinh thần tự nguyện. Khi có nhu cầu hợp tác, nhu cầu sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, các cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập, gia nhập hợp tác xã. Khi không còn nhu cầu hợp tác, sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, thành viên hợp tác xã tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, chấm dứt tư cách thành viên. Việc trở thành thành viên hợp tác xã, chấm dứt tư cách thành viên không bị bắt buộc.

b) Nguyên tắc kết nạp rộng rãi thành viên

Xác định thành viên hợp tác xã là cốt lõi, là đối tác, là khách hàng của hợp tác xã, không có thành viên sẽ không tồn tại hợp tác xã; Đối với hợp tác xã việc phát triển thành viên là tăng cường nguồn lực, tăng cường thị trường, sử dụng dịch vụ, sản phẩm của hợp tác xã nên các hợp tác xã tỉnh Điện Biên không hạn chế về slượng thành viên. Tuy nhiên do đặc thù các hợp tác xã tỉnh Điện Biên có quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao nên hầu hết các HTX chỉ có 7 đến 10 thành viên. Chỉ những hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mới kết nạp được nhiều thành viên tham gia như : HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Chăn, HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Xương thu hút trên 1 nghìn thành viên tham gia.

c) Nguyên tắc quản lý dân chủ

Dân chủ trong quản lý đã được các hợp tác xã quan tâm và phát huy. Thành viên hợp tác xã có quyền bình đẳng trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã; được cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.

d) Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Đa số các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã tự ch, tự chịu trách nhiệm về việc tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh trước pháp luật và trước hợp tác xã, trước thành viên hợp tác xã và cộng đồng xã hội. Một số HTX thành lập từ 2010 trở về trước, hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn mang nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, mặc dù không còn hoạt động nhưng vẫn không thực hiện thủ tục giải thể dù đã được cơ quan quản lý nhà nước đôn đốc, hướng dẫn thủ tục giải thể.

đ) Nguyên tắc gắn kết về kinh tế của thành viên

Các thành viên HTX đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã theo cam kết tại hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ; việc phân chia lợi nhuận đã được các hợp tác xã dựa trên mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.

e) Nguyên tắc giáo dục, đào tạo và thông tin

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX, thành viên và người lao động trong hợp tác xã đã được quan tâm. Một số HTX đã đầu tư về kinh phí và cử cán bộ chủ chốt, thành viên, lao động làm việc thường xuyên cho HTX đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.

g) Nguyên tắc phát triển cộng đồng

Việc quan tâm, chăm lo về vật chất, động viên về tinh thần, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên đã được nhiều hợp tác xã quan tâm. Các hợp tác xã đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng giao lưu hàng hóa, khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương, góp phần thực hiện các chính sách xã hội đối với đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên tính liên kết giữa các hợp tác xã với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.

2. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã

a) Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, tổ hợp tác

Dự ước năm 2017, tnh Điện Biên có số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, tổ hợp tác như sau:

- Tổng số hợp tác xã trên địa bàn là 205 hợp tác xã (HTX) (trong đó: thành lập mới 20 HTX, chuyển đổi sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012 là 25 HTX, giải thể 6 HTX, 65 HTX không hoạt động phải thực hiện giải thể), đạt 100% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017 về thành lập mới HTX;

- Tổng số tổ hợp tác (THT) của tỉnh là 391 THT trong đó thành lập mới 20 THT, đạt 104% so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;

- Doanh thu bình quân của HTX là 1.621 triệu đồng (trong đó bao gồm doanh thu đối với thành viên là 800 triệu đồng và doanh thu đối với thị trường bên ngoài thành viên là 821 triệu đồng); đạt 100 % so với mục tiêu kế hoạch năm 2017;

[...]