Kế hoạch 271/KH-UBND về công tác phòng chống tham nhũng năm 2018 do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 271/KH-UBND
Ngày ban hành 31/01/2018
Ngày có hiệu lực 31/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Xuân Đông
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 271/KH-UBND

Hà Nam, ngày 31 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng, các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, Chương trình công tác trọng tâm về phòng chống tham nhũng năm 2018 của Tỉnh ủy Hà Nam; UBND tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch công tác phòng chng tham nhũng (PCTN) năm 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác phòng, chng tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thng Chính phủ “về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Chương trình 18-CTr/TU ngày 13/4/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về công tác phòng, chng tham nhũng nhiệm kỳ 2015-2020; Chương trình s51-CTr/TU ngày 18/01/2018 của Tỉnh ủy Hà Nam về “công tác trọng tâm về phòng chống tham nhũng năm 2018”.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong công tác PCTN; nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nht là trách nhiệm của người đứng đu cơ quan, đơn vị, địa phương. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN gắn liền với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống, tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.

II. NỘI DUNG

Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị, doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, tập trung: Công ước của Liên hợp quốc về chng tham nhũng; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Chỉ thị s50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc “tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ “về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Chương trình 18-CTr/TU ngày 13/4/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về công tác phòng, chng tham nhũng nhiệm kỳ 2015-2020 và Kế hoạch số 1090/KH-UBND ngày 17/8/2009 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020...

2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCTN, cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng: Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đy mạnh cải cách hành chính, nht là cải cách thủ tục hành chính; minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; xây dựng và thực hiện tt các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh đđảm bảo tính đồng bộ, thống nhất; tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ...

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo từ năm học 2013-2014.

3. Nghiêm túc thực hiện kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật và Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

4. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 25-CT/TU ngày 29/7/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh”; Văn bản số 2885/UBND-NC ngày 09/10/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết KNTC và xử lý kịp thời các đơn tố cáo có liên quan đến tham nhũng.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra theo tinh thần Chỉ thị s 12-CT/TU ngày 22/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của các cp ủy đảng đối với hoạt động thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh”; Thường xuyên nắm chắc tình hình, kịp thời thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực như: Quản lý tài chính, ngân sách, quản lý sử dụng đất đai, môi trường; quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; công tác cán bộ... Rà soát các cuộc thanh tra kinh tế xã hội và đôn đốc tổ chức thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ.

5. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác PCTN; nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, giải quyết tố cáo, xử lý tin báo tố giác tội phạm. Các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan tư pháp trong việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng.

6. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; trọng tâm là thanh tra, kiểm tra công vụ về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện tốt chủ đề năm 2018 là “kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XII) về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sp xếp tổ chức bộ máy của hệ thng chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

7. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đu cơ quan, đơn vị, tổ chức trong công tác PCTN; nghiêm túc thực hiện quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 và Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

8. Các đơn vị tiếp tục quan tâm giáo dục về liêm chính đối với cán bộ, công chức, viên chức tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử.

9. Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và đối thoại về phòng, chống tham nhũng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên, các cơ quan báo chí, người dân phát huy, nêu cao vai trò của trong công tác đu tranh PCTN.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Giám đốc doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị, xây dựng kế hoạch công tác PCTN năm 2018 của đơn vị để triển khai thực hiện hiệu quả; chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về công tác PCTN theo quy định (qua Thanh tra tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ).

2. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị, địa phương:

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác PCTN. Hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng.

[...]