Kế hoạch 270/KH-UBND năm 2024 xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng có sử dụng vắc xin trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2024-2030

Số hiệu 270/KH-UBND
Ngày ban hành 24/05/2024
Ngày có hiệu lực 24/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 270/KH-UBND

Lào Cai, ngày 24 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG CÓ SỬ DỤNG VẮC XIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2024 - 2030

Căn cứ Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025”;

Căn cứ Bản ghi nhớ các yêu cầu đối với việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng có sử dụng vắc xin giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc được ký vào ngày 12/12/2023, Bản ghi nhớ hợp tác về nông nghiệp (nội dung về phòng, chống dịch bệnh động vật) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chính quyền Nhân dân khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc ký vào ngày 16/9/2023;

Căn cứ Quyết định số 1298/QĐ-BNN-KN ngày 08/5/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Danh mục dự án khuyến nông Trung ương thực hiện từ năm 2025;

Thực hiện Nghị quyết 10/NQ-TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng có sử dụng vắc xin trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2024 - 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Xây dựng thành công các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB) Lở mồm long móng cấp xã, tiến tới xây dựng vùng ATDB cấp huyện, liên huyện; tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia súc bền vững (gia súc móng guốc chẵn), chăn nuôi theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Từ năm 2024 - 2026: Xây dựng thành công 03 vùng ATDB cấp xã thuộc huyện Bảo Thắng, gồm: Xã Xuân Quang, xã Phong Niên và thị trấn Phong Hải.

- Đến hết năm 2027: Hoàn thành việc xây dựng vùng ATDB cấp huyện đối với huyện Bảo Thắng và có ít nhất 03 vùng ATDB cấp xã thuộc các huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát hoàn thành xây dựng và được Cục Thú y công nhận.

- Năm 2028 - 2030: Xây dựng vùng ATDB liên huyện, gồm các huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn; có ít nhất 01 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu được lợn thịt và sản phẩm từ lợn sang thị trường Trung Quốc.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Lựa chọn địa điểm và tiến độ thực hiện

- Giai đoạn 2024 - 2026, lựa chọn 02 xã và 01 thị trấn của huyện Bảo Thắng: Xuân Quang, Phong Niên và thị trấn Phong Hải để xây dựng vùng ATDB LMLM cấp xã.

- Năm 2027 - 2028:

+ Các xã, thị trấn còn lại của huyện Bảo Thắng thực hiện việc xây dựng vùng ATDB và được công nhận vùng ATDB cấp huyện;

+ Lựa chọn các xã: Minh Tân, Bảo Hà, Kim Sơn của huyện Bảo Yên; các xã Hòa Mạc, Khánh Yên Trung, Tân An, Võ Lao của huyện Văn Bàn; các xã Quang Kim, Bản Qua, thị trấn Bát Xát của huyện Bát Xát để thực hiện các biện pháp xây dựng vùng ATDB cấp xã.

- Đến năm 2030: Huyện Bảo Thắng và các xã trên của các huyện Bát Xát, Bảo Yên, Văn Bàn được công nhận vùng ATDB liên huyện.

- Căn cứ tình hình chăn nuôi, dịch bệnh và nhu cầu của doanh nghiệp chăn nuôi; các xã, các huyện có thể đăng ký và thực hiện xây dựng vùng ATDB đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lợn và thịt lợn sang thị trường Trung Quốc.

2. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về xây dựng vùng ATDB

2.1. Thông tin, tuyên truyền

- Nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng vùng ATDB; quyền lợi của các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất chăn nuôi trong vùng ATDB;...

- Hình thức tuyên truyền: Trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, hệ thống thông tin điện tử (Báo/Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội); tuyên truyền cổ động trực quan, truyền thông trực tiếp;...

2.2. Tập huấn, đào tạo

- Tập huấn cho cơ sở, người chăn nuôi tại vùng ATDB các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, phòng, chống dịch bệnh... Các quy định cần thực hiện trong vùng ATDB.

- Tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho lực lượng thú y cấp huyện, xã về giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh; chẩn đoán, điều trị bệnh các biện pháp phòng, chống dịch...; kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn phụ trách.

[...]