Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2022 truyền thông, thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025 do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 269/KH-UBND
Ngày ban hành 18/10/2022
Ngày có hiệu lực 18/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 269/KH-UBND

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG, THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025

Thực hiện Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 650/QĐ-LĐTBXH ngày 21/7/2022 của BLao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện mục tiêu gim nghèo bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch truyền thông, thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tuyên truyền, ph biến chủ trương, đường lối của Đng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về gim nghèo bn vững.

b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, các chính sách, giải pháp thực hiện giảm nghèo bn vững của Thành phố trong giai đoạn 2022-2025 nhằm tạo sự đng thuận, ng hộ của toàn xã hội, góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bn vững.

c) Tuyên truyền, truyền thông cho các đối tượng thụ hưởng của Chương trình giảm nghèo về các tấm gương đin hình, sáng kiến hay, mô hình gim nghèo tiêu biu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, khơi dậy tinh thn tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.

2. Yêu cầu

a) Xác định công tác giảm nghèo bn vng là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và mang tính nhân văn sâu sc.

b) Truyền thông, thông tin về công tác giảm nghèo phải kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật, nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.

c) Truyền thông, thông tin về công tác giảm nghèo phù hợp với từng đối tượng, thành phn, tng cấp, từng ngành phải nắm vững, hiu rõ các chủ trương, định hướng, cơ chế, chính sách giảm nghèo để thực hiện đúng, kịp thời và hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng truyền thông, thông tin

Người dân, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và toàn xã hội. Trong đó, chú trọng truyền thông cho nhóm người, gia đình hưởng lợi từ công tác giảm nghèo như người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cán bộ lãnh đạo và cán bộ được phân công làm công tác giảm nghèo các cấp.

2. Phạm vi và thời gian thực hiện

- Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi toàn Thành phố.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến hết năm 2025.

III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC

1. Nội dung

a) Tập trung tuyên truyền những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác giảm nghèo và các nội dung nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bn vững đến năm 2030. Trong đó, chú trọng các nội dung sau:

- Tập trung đầu tư vào con người, nâng cao năng lực phát triển của người dân. Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm, sinh kế bn vững cho người dân, chuyển dịch lao động phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.

- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiu, bn vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hướng đến giải quyết các vn đề thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

- Ly phát triển kinh tế là trọng tâm đ gim nghèo bn vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân nói chung, người nghèo nói riêng.

b) Thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không đai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sng ấm no” của người dân và cộng đồng.

c) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thn “tương thân tương ái” của dân tộc đối với người nghèo. Truyền thông hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đcủa Nhà nước và xã hội.

d) Truyền thông, thông tin về các tm gương đin hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bn vững.

đ) Tạo sự đồng thuận trong xã hội, cộng đồng và sự vào cuộc của cả hệ thng chính trị nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thúc đy tăng trưởng kinh tế, xây dựng đất nước phn vinh, củng cố nim tin của Nhân dân.

[...]