Kế hoạch 2688/KH-UBND năm 2023 triển khai ứng phó, phòng chống thiên tai trong mùa mưa lũ và tăng cường giải pháp về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 2688/KH-UBND
Ngày ban hành 04/07/2023
Ngày có hiệu lực 04/07/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2688/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 04 tháng 7 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ỨNG PHÓ, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRONG MÙA MƯA LŨ VÀ TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Thực hiện Công văn số 3246/VPCP-QHĐP ngày 09/5/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 3/2023;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai ứng phó, phòng chống thiên tai trong mùa mưa lũ và tăng cường các giải pháp về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh với một số nội dung chủ yếu như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích:

a) Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai để ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, bảo vệ người và tài sản trong mùa mưa bão.

b) Tăng cường các giải pháp về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh; Kiểm soát, giảm thiểu tình hình tai nạn đuối nước trẻ em nhằm đảm bảo tính mạng và sức khỏe của trẻ em.

2. Yêu cầu:

a) Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.

b) Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai, tai nạn thương tích trẻ em trên địa bàn tỉnh.

c) Nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất; Lồng ghép triển khai khai thực hiện tăng cường các giải pháp về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em vào Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

II. Đối với công tác ứng phó, phòng chống thiên tai trong mùa mưa lũ

(Thực hiện theo nội dung Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận)

III. Tăng cường các giải pháp về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; đặc biệt là phòng, chống đuối nước trong kỳ nghỉ hè năm 2023

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được giao nhiệm vụ chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Kế hoạch này.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và địa phương tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích; phòng, chống đuối nước trẻ em cho đội ngũ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các cấp, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và cho chính trẻ em; chỉ đạo việc thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em”, “Xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”,...

b) Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em; phòng, chống đuối nước trẻ em tại các địa phương theo định kỳ và đột xuất; đảm bảo nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp, nhất là cấp xã và trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em.

3. Sở Thông tin và Truyền thông:

a) Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, xây dựng tài liệu phát thanh và tăng số lần phát thanh về phòng chống tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước trẻ em.

b) Chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện chức năng thông tin thuộc phạm vi quản lý của ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cộng đồng về phòng, chống đuối nước trẻ em; tuyên truyền các biện pháp, kỹ năng sơ cứu, cấp cứu cho trẻ em bị nước nước.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

a) Đẩy mạnh triển khai Chương trình bơi an toàn cho trẻ em, nhất là trong trường học và các địa bàn xảy ra nhiều tai nạn đuối nước trẻ em; triển khai, hướng dẫn việc xây dựng, bảo dưỡng hệ thống bể bơi tại các thiết chế thể dục, thể thao và khuyến khích các cơ sở dịch vụ thể thao, du lịch có bể bơi hỗ trợ các lớp dạy bơi an toàn trong môi trường nước cho trẻ em.

b) Tăng cường, kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ việc chấp hành các quy định an toàn tại các bể bơi; kiên quyết không cấp phép hoạt động đối với những bể bơi không đủ điều kiện đảm bảo an toàn bơi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại cộng đồng, trường học, cơ sở thể dục, thể thao.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo:

a) Chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục triển khai thường xuyên và có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em trong trường học, đặc biệt trước mỗi kỳ nghỉ hè; có tổ chức kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em để các em biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước.

b) Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh, đặc biệt là học sinh về kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em; cần nghiên cứu, giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước trẻ em trong hệ thống các trường học.

[...]