Kế hoạch 268/KH-UBND năm 2019 về phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 268/KH-UBND
Ngày ban hành 26/12/2019
Ngày có hiệu lực 26/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Dung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 268/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2020

Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; nhiệm vụ trọng tâm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết các vướng mắc, bất cập trong công tác này. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

2. Yêu cầu

a) Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

b) Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn liền với việc thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các Nghị quyết, Chỉ thị Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm hoàn thành Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2020.

c) Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật sát với thực tiễn, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp với các Kế hoạch, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật khác tại địa phương.

d) Khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lc được giao, tập trung vào các nhóm đối tượng đặc thù.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

Các cơ quan, địa phương lựa chọn nội dung pháp luật tuyên truyền, phổ biến phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cũng như yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của ngành, địa phương. Trong đó, tập trung vào các nhóm theo quy định tại Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, cụ thể:

- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.

- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.

- Các văn bản pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành; quy định phục vụ cho công tác cải cách hành chính; chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.

- Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phục vụ Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

2. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Lựa chọn hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại Điều 11 của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai phù hợp với đối tượng, địa bàn, mục đích tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Chú trọng các hình thức tuyên truyền, phổ biến gắn với thực hiện Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, cụ thể: Các thông tin cơ quan Nhà nước phải công khai theo quy định tại Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin qua các hình thức cụ thể được quy định tại Điều 18 Luật Tiếp cận thông tin; cung cấp thông tin theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân; thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Nghiên cứu, áp dụng các mô hình, giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả do Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật rà soát, giới thiệu.

Các cơ quan, địa phương chủ động, tích cực nghiên cứu, áp dụng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật sát thực, có hiệu quả với người dân; đồng thời báo cáo Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật để xem xét, nhân rộng.

3. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù (người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân; người lao động trong các doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình; người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo)

Các cơ quan, địa phương căn cứ quy định từ Điều 17 đến Điều 22 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù, bảo đảm nội dung, hình thức và yêu cầu.

Khuyến khích các cơ quan, tổ chức tăng cường hỗ trợ, đầu tư nguồn lực, có các giải pháp để đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ