Kế hoạch 266/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2030

Số hiệu 266/KH-UBND
Ngày ban hành 14/10/2022
Ngày có hiệu lực 14/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chử Xuân Dũng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 266/KH-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2022-2030

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc nâng cao sức khỏe Nhân dân;

- Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/1/2022 của Thtướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025;

- Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02/09/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam;

- Quyết định số 5924/QĐ-BYT ngày 29/12/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2021-2025;

- Công văn chỉ đạo số 252/BYT-DP Ngày 14/01/2022 của Bộ Y tế về việc tổ chức triển khai Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030;

- Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 28/8/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc Phát triển thlực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2011-2020

Ngày 22/02/2012 Thtướng Chính phủ ban hành Quyết định số 226/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tm nhìn đến năm 2030. Thực hiện quyết định này của Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch, chỉ đạo các Sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện, kết quả đã đạt được hu hết các chỉ tiêu theo chiến lược đề ra:

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trdưới 5 tuổi th thp còi đã giảm từ 17,8% năm 2011 xuống còn 11,8% vào năm 2020. Thnhẹ cân giảm từ 8,6% năm 2011 xuống còn 4% vào năm 2020, cả hai tỷ lệ này đu thp hơn nhiu so với mức trung bình của cả nước tương ứng là 19,5% và 11,6.

- Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng: Duy trì bổ sung Vitamin A liều cao 2 lần/năm cho trẻ em lứa tui từ 6-36 tháng đạt 99,8%, tỷ lệ bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng đầu được uống Vitamin A liều cao tăng đều hằng năm từ 89% năm 2011 lên 95% năm 2020. Duy trì sử dụng sản phẩm muối i-ốt ở mức trên 90%. Tỷ lệ bướu chọc sinh từ 8-10 tuổi năm 2020 chỉ còn ở mức 0,4%, giảm nhiều so với năm 2011 (2,42%).

- Tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị thiếu năng lượng trường diễn được cải thiện đáng kể, hiện tại chỉ còn 12,1%, so với năm 2011 là 15,9%. Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2.500g giảm xuống mức dưới 4%, vượt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn đề ra. Chiều cao của thanh niên 17 tuổi năm 2016 ở nam là 166,4 cm, ở nữ 157,2 tăng lên năm 2021 ở nam 168,8 cm và 157,4 cm ở nữ.

Thành phố Hà Nội đã đạt và vượt mức tất cả các chỉ tiêu theo chiến lược dinh dưỡng Quốc gia giai đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính Phủ. Tuy nhiên, hiện tại Thành phố đang phải đối diện với một số vấn đề của dinh dưỡng đó là tỷ lệ thừa cân, béo phì gia tăng và khác biệt giữa nội thành và ngoại thành. Đặc biệt là lứa tuổi học đường, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng từ 18,6% năm 2017 lên 22,7% năm 2021 (nội thành 28,8%, ngoại thành 19,9%), trong đó tỷ lệ học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì cao và tăng nhanh từ 30% năm 2017 lên 37,8% năm 2021. Ở lứa tuổi trưởng thành, tỷ lệ thừa cân béo phì cũng tăng từ 14,1% năm 2016 lên 19,2% năm 2021. Bên cạnh đó, kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý theo vòng đời của người dân còn hạn chế. Phần lớn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thiếu kiến thức và thực hành về chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày vàng (chỉ có 7,2% bà mẹ hiểu đúng khái niệm 1.000 ngày đầu đời, đáng chú ý có đến 88,3% bà mẹ không biết 1.000 ngày đầu đời là gì, tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời chỉ có 43,9%). Hoạt động thể lực đạt ở mức khuyến cáo của người trưởng thành năm 2021 chỉ đạt 38,3%, mức tiêu thụ muối trung bình của người dân còn cao tới 9g/ngày (năm 2016). đây đang là những yếu tố nguy cơ gây bệnh mạn tính không lây có liên quan tới dinh dưỡng.

Như vậy, Hà Nội hiện đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, đó là tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thế thấp còi còn khá cao (11,8%) và tình trạng thừa cân, béo phì ở cả trẻ em và người trưởng thành đang gia tăng một cách nhanh chóng. Những vấn đề này cần phải được can thiệp đa dạng, đa chiu, đa ngành, đồng bộ và liên tục trong thời gian tới đgiảm thiu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thlực và trí tuệ của người dân thành phố Hà Nội.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện dinh dưỡng hợp lý với từng nhóm đối tượng, khu vực nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì góp phần giảm thiu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thlực và trí tuệ của người dân thành phố Hà Nội.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Mục tiêu 1: Triển khai chế độ ăn đa dạng, hợp lý và đảm bảo an ninh thực phẩm cho mọi lứa tuổi theo vòng đòi của người dân thành phố Hà Nội

- Tỷ lệ trẻ từ 6-23 tháng có chế độ ăn đúng, đủ đạt 78% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

- Tỷ lệ người trưởng thành tiêu thụ đủ số lượng rau quả hàng ngày đạt 65% vào năm 2025 và đạt 70% vào năm 2030.

- Từ năm 2025 không còn hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm ở mức độ nặng và vừa.

- Tỷ lệ các trường học có tổ chức bữa ăn học đường xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi và đa dạng thực phẩm đạt 70% vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030.

- Đến năm 2025, 90% bệnh viện trong và ngoài công lập của thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện các hoạt động khám, tư vấn và điều trị bng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý của người bệnh, tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2030.

[...]