Kế hoạch 2653/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 2653/KH-UBND
Ngày ban hành 02/08/2022
Ngày có hiệu lực 02/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Ngô Minh Châu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2653/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GẮN VỚI VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TẠI CƠ SỞ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2022 - 2027” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Thực hiện Quyết định số 1739/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2022 - 2027” (sau đây viết tắt là Đề án); Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Quan điểm

a) Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và định hướng tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hướng về cơ sở gắn với yêu cầu, nội dung, biện pháp vận động quần chúng của lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an Thành phố nói riêng.

b) Chú trọng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở bảo đảm linh hoạt, sáng tạo thích ứng với các tình huống phát sinh trong thực tế, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực cụ thể; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội; phối hợp chặt chẽ, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở cơ sở; bảo đảm thường xuyên cung cấp thông tin pháp luật đầy đủ, chính xác cho nhân dân trên địa bàn.

c) Xác định những địa bàn, lĩnh vực cần tập trung nguồn lực và lộ trình thực hiện phù hợp để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở đạt hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu của công tác công an tại cơ sở.

d) Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật; xác định lực lượng Công an Thành phố là lực lượng nòng cốt trong tham mưu, triển khai thực hiện Đề án, phát huy vai trò chủ động của cán bộ, chiến sĩ Công an Thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.

đ) Bảo đảm tính khả thi; kế thừa và phát triển những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an Thành phố thời gian qua.

………………….

yêu cầu công tác vận động quần chúng của lực lượng Công an. Có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đề án nói riêng.

- Phấn đấu 90% Công an xã phường, thị trấn ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật bằng các hình thức phù hợp với yêu cầu công tác công an trên địa bàn.

3. Phạm vi

Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2022 đến hết năm 2027 tại các khu phố, tổ dân phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đóng tại xã, phường, thị trấn, cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trại tạm giam, nhà tạm giữ trên địa bàn Thành phố. Trong đó, ưu tiên thực hiện tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.

4. Đối tượng

a) Chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án là lãnh đạo cơ quan Công an các cấp; cán bộ, chiến sĩ Công an được phân công thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác đảm bảo an ninh trật tự; công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và Công an xã, phường, thị trấn thuộc Công an Thành phố .

b) Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án là quần chúng nhân dân; các đối tượng đặc thù thuộc phạm vi quản lý của lực lượng Công an; các cơ quan, tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an các cấp trong phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.

a) Tổ chức quán triệt, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an về phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động quần chúng bằng các hình thức phù hợp đến Công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố, trong đó nhấn mạnh việc gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, coi đây là một công tác cơ bản, chiến lược của lực lượng Công an Thành phố, một biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật đặc biệt quan trọng.

b) Cấp ủy, lãnh đạo Công an các đơn vị thường xuyên quan tâm chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị, địa phương mình được phân công phụ trách; phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

c) Cán bộ, chiến sĩ Công an tại các đơn vị thuộc Công an Thành phố phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động tìm hiểu và gương mẫu trong việc thực thi pháp luật; gắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao với tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân, tích cực vận động, khuyến khích nhân dân trên địa bàn tích cực tìm hiểu, chấp hành và tuân thủ pháp luật.

d) Thường xuyên đánh giá, tăng cường chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của địa phương, coi đây là một nội dung quan trọng trong kiểm điểm, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích và nhân rộng các mô hình hiệu quả, cách làm hay trong thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố.

- Đơn vị thực hiện: Công an Thành phố chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

2. Hoàn thiện các chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác vận động quần chúng thuộc phạm vi Đề án.

Tổ chức rà soát các quy định pháp luật liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động quần chúng tại cơ sở để tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nói chung và việc triển khai thực hiện Đề án nói riêng.

[...]