Kế hoạch 262/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025

Số hiệu 262/KH-UBND
Ngày ban hành 31/07/2024
Ngày có hiệu lực 31/07/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Phi
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 262/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 31 tháng 7 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;

Căn cứ Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Chỉ thị số 46-CT/TU ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

Căn cứ Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2035”;

Căn cứ Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) một cách đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở theo đúng chu trình hằng năm; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; hỗ trợ các tổ chức kinh tế và người dân tích cực tham gia Chương trình góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của địa phương. Góp phần tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, thương hiệu mang tính chất đặc trưng của tỉnh nhà, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, trong nước và xuất khẩu; qua đó góp phần gia tăng tính sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng sản xuất và cải thiện thu nhập, gia tăng phát triển cho nông dân, thương nhân trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

a) Bám sát quan điểm, cụ thể hóa mục tiêu của chương trình sát với thực tế tại địa phương và xác định rõ nội dung nhiệm vụ, các giải pháp trọng tâm đ triển khai thực hiện chương trình.

b) Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cần chủ động có kế hoạch cụ thể, lồng ghép hoạt động theo chức năng của ngành gắn với chương trình và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

c) Vận dụng, lồng ghép các cơ chế chính sách, nhằm khuyến khích hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP và huy động cao nhất các nguồn lực để thực hiện chương trình.

d) Việc thực hiện Kế hoạch phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; đảm bảo tiến độ thực hiện và các mục tiêu đã đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm nàng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn vi phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

2. Mc tiêu cụ thể

a) Số sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên là 88 sản phẩm, trong đó:

- Số sản phẩm đạt 3 sao: 67 sản phẩm.

- Số sản phẩm đạt 4 sao: 18 sản phẩm.

- Số sản phẩm đạt 5 sao: 03 sản phẩm

(Phụ lục I đính kèm)

b) Phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, tổ hợp tác và 30% chủ thể là các doanh nghiệp.

c) Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn gắn với vùng nguyên liệu ổn định, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.

d) Củng cố và nâng cấp ít nhất 20% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.

[...]