Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kế hoạch 2601/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2025

Số hiệu 2601/KH-UBND
Ngày ban hành 22/07/2024
Ngày có hiệu lực 22/07/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Y Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2601/KH-UBND

Kon Tum, ngày 22 tháng 7 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2025

Thực hiện Văn bản số 2654/LĐTBXH-VPQGGN ngày 21 tháng 6 năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh năm 2025 như sau:

A. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2024

Kết quả thực hiện Chương trình 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 09 tháng và ước thực hiện cả năm 2024 trên địa bàn tỉnh và bối cảnh xây dựng Kế hoạch.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2025

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo;

- Hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia (về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch sinh hoạt và vệ sinh, thông tin), thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2025 ít nhất 2,5%[1].

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nghèo, tạo việc làm gắn với thu nhập, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo.

3. Kết quả chủ yếu

- Các công trình cơ sở hạ tầng ở các huyện nghèo phục vụ trực tiếp cho sản xuất và dân sinh, đáp ứng nhu cầu của người dân hưởng lợi;

- Các mô hình giảm nghèo được xây dựng và nhân rộng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo, người khuyết tật có hiệu quả phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng; nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

- Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững cho huyện nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Người dân và cộng đồng được nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

- Các hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá được tổ chức định kỳ theo quy định nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp giải quyết kịp thời.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp được đào tạo, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình năm 2025: Dự kiến 305.226 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 122.936 triệu đồng; vốn sự nghiệp 182.290 triệu đồng. Cụ thể:

a) Nguồn ngân sách Trung ương: 277.478 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 111.760 triệu đồng; vốn sự nghiệp 165.718 triệu đồng.

b) Nguồn ngân sách địa phương[2]: 27.480 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 11.176 triệu đồng; vốn sự nghiệp 16.572 triệu đồng.

2. Nhu cầu đối với nội dung hoạt động cho từng dự án

a) Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội các huyện nghèo

[...]