Kế hoạch 259/KH-UBND năm 2022 triển khai Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 259/KH-UBND
Ngày ban hành 31/10/2022
Ngày có hiệu lực 31/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Đặng Ngọc Hậu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 259/KH-UBND

Sơn La, ngày 31 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

- Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hp quốc về biến đổi khí hậu; Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030;

- Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt kết quả thực hiện Nhiệm vụ “Xây dựng, cập nhật hành động ứng phó với biến đi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 tỉnh Sơn La”; Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 18/3/2021 của UBND tỉnh Sơn La về việc thực hiện kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ chính trị về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Tờ trình số 663/TTr-STNMT ngày 06/10/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc đề nghị ban hành Kế hoạch triển khai chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Sơn La.

II. BỐI CẢNH

- Biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kể từ năm 2021 trở đi nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5°C vào cuối thế kỷ này.

- Đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Đây cũng là “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ sau Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hp quốc về biến đổi khí hậu (Hội nghị COP26). Do đó, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng từ hoá thạch sang năng lượng sạch, tái tạo là cơ hội để thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nắm bắt thời cơ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển.

- Trong thời gian qua, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu đã đạt được kết quả ban đầu quan trọng. Tuy nhiên, trước xu thế biến đổi khí hậu và bối cảnh toàn cầu mới, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh phải chuyn sang một giai đoạn mới, cần được đặt ở vị trí trung tâm, hướng tới thực hiện mục tiêu toàn cầu và được thực hiện hiệu quả, thực chất và minh bạch, đồng thời thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường góp phần đạt mục tiêu là nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

III. QUAN ĐIỂM

1. Thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” là cơ hội để phát triển bền vững, ưu tiên cao nhất trong các quyết sách phát triển, tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.

2. Ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện trên nguyên tắc công lý, công bằng, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân; dựa trên thchế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực và hiệu quả, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và hợp tác quốc tế; góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ, tích cực hội nhập.

3. Ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của mỗi người dân và toàn xã hội. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt; người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và là chủ thể thực hiện cùng với sự tham gia hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội.

4. Triển khai các giải pháp cấp bách giảm mức độ dễ bị tổn thương, tăng cường sức chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu; ưu tiên cao nhất bảo đảm an toàn, sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng n; tập trung phát triển hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, miền.

5. Tập trung nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển các cơ chế tài chính, thị trường các-bon, thúc đẩy chuyển dịch đầu tư cho phát triển kinh tế ít phát thải; phát huy nguồn lực của Nhà nước thúc đẩy thu hút các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nguồn lực quốc tế, đẩy mạnh hợp tác công tư trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

IV. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Kịp thời cập nhật, triển khai thực hiện nhiệm vụ về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hp quốc về biến đổi khí hậu, Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030.

- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về biến đổi khí hậu đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 về việc phê duyệt kết quả thực hiện Nhiệm vụ “Xây dựng, cập nhật hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 tỉnh Sơn La” và các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 18/3/2021 của UBND tỉnh Sơn La thực hiện kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ chính trị về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Yêu cầu

Triển khai đồng bộ, có hiệu quả, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân trên địa bàn tỉnh về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí, bảo vệ tầng ô-dôn phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh.

V. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đóng góp tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất; tận dụng cơ hội từ ứng phó biến đổi khí hậu để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Thích ứng với biến đi khí hậu

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ