Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 256/KH-UBND năm 2022 về đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên; gắn giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa giai đoạn 2022-2030 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 256/KH-UBND
Ngày ban hành 30/09/2022
Ngày có hiệu lực 30/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 256/KH-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CỦA THANH THIẾU NIÊN; GẮN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỚI GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030; Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 5120/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 của UBND Thành phố thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 05/01/2022 của UBND Thành phố thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên; gắn giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật trong đời sống thanh thiếu niên nhằm xây dựng lối sống “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, văn hóa pháp lý trong thanh thiếu niên trên địa bàn Thủ đô. Xây dựng đội ngũ thanh thiếu niên Thủ đô thành lực lượng tiêu biu trong cả nước về tuân thủ, xây dựng và bảo vệ pháp luật; nâng cao hành động, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội các ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên; gắn giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu niên.

2. Mục tiêu cụ th

- Hàng năm, 100% thanh thiếu niên trong các trường học trên địa bàn Thành phố được phổ biến chính sách pháp luật trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, công việc học tập phù hợp với lứa tuổi của các em như Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Thanh niên, Luật Trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Luật hình sự, Luật Phòng, chống ma túy, Luật An ninh mạng, Bộ Luật lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Nghĩa vụ quân sự, pháp luật về chủ quyền biên giới, hải đảo...

- Hàng năm, 100% cán bộ đoàn tại các trường học trên địa bàn Thành phố được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; kiến thức pháp luật trong việc thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.

- Hàng năm, 80% thanh thiếu niên vi phạm pháp luật được tuyên truyền, ph biến chính sách pháp luật có liên quan nhằm nâng cao hiu biết, hạn chế tái vi phạm pháp luật và tạo điều kiện hòa nhập tốt với cộng đồng; thanh thiếu niên tự do, sinh sống tại địa bàn cư trú được tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ, đời sống và công việc của từng đối tượng.

- Hàng năm, ít nhất có 50% sinh viên đầu khóa các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố được tuyên truyền quy định pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 60%, đến năm 2030 đạt tỷ lệ 80%.

- Hàng năm, có ít nhất 20% thanh thiếu niên làm báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số và tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được bồi dưng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ PBGDPL; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 90%, đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100%.

- Hàng năm, có ít nhất 80% thanh thiếu niên được tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin về chính sách pháp luật thông qua các ứng dụng pháp luật trực tuyến, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 90%, đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100%.

3. Yêu cầu

- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đối tượng, lứa tuổi; đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, đảm bảo thiết thực, đi vào chiều rộng và chiều sâu, xuất phát từ nhu cầu thực sự của thanh thiếu niên và gắn với vấn đề dư luận xã hội quan tâm.

- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên qua phương tiện thông tin đại chúng, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và phát huy vai trò mạng xã hội và các nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.

- Phát huy vai trò các cơ quan truyền thông, các ngành, đoàn thể; việc phối hợp với Đoàn, Đội, Hội trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên; Tăng cường lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các phong trào, hoạt động Đoàn, Hội, trong chương trình ngoại khóa cho học sinh, sinh viên;

- Chú trọng tuyên truyền, giới thiệu pháp luật cho thanh niên tự do, lao động, thanh niên vi phạm pháp luật, thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn cư trú.

- Các nội dung được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng tiến độ, khoa học, khả thi, tận dụng các nguồn lực hiện có; các biện pháp thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải, trùng lắp; kết hợp với các dự án, chương trình khác đã và đang được triển khai trên địa bàn Thành phố, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

- Phát huy tinh thần trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu và chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên trên địa bàn Thủ đô; Phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác và trách nhiệm nêu gương của cán bộ Đoàn trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, tuân thủ và chấp hành pháp luật. Khơi dậy tinh thần thi đua học tập, tìm hiểu pháp luật và chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên.

- Phát huy vai trò của cán bộ, giáo viên trong nhà trường trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa với tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên và kỹ năng ứng xử pháp luật cho học sinh, sinh viên.

- Thực hiện tốt chính sách xã hội hóa, huy động các nguồn lực, đóng góp của xã hội và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Đối tượng

- Thanh thiếu niên trong trường học (học sinh, sinh viên).

- Thanh thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú.

- Thanh thiếu niên có nguy cơ vi phạm pháp luật; Thanh niên vi phạm pháp luật; Thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn; Thanh thiếu niên tái hòa nhập cộng đồng.

- Thanh niên là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong hệ thống Đoàn thanh niên Thành phố.

[...]