Kế hoạch 2529/KH-UBND năm 2017 về trợ giúp đối tượng lang thang trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2025

Số hiệu 2529/KH-UBND
Ngày ban hành 25/08/2017
Ngày có hiệu lực 25/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Lương Văn Cầu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2529/KH-UBND

Hải Dương, ngày 25 tháng 8 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRỢ GIÚP ĐỐI TƯỢNG LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Căn cứ Nghị định số 136/NĐ - CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ qui đnh chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương xây dựng Kế hoạch trợ giúp đối tượng lang thang trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2025, với các nội dung chính sau:

I. THỰC TRẠNG ĐỐI TƯỢNG LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Cùng với sự phát triển của xã hội và các mùa lễ hội Du lịch đã thu hút khách du lịch đến Hải Dương, trong đó người lang thang, xin ăn, cơ nhỡ từ các nơi khác đến Hải Dương, một số người dân ở trong tỉnh đi xin ăn vào thời gian nông nhàn, một số người có hoàn cảnh khó khăn đi xin ăn, nhưng cũng có một số người do lười lao động cũng đi xin ăn, người tâm thần lang thang, các đối tượng giả dạng người khuyết tật, người lợi dụng mang theo trẻ em đbán hàng rong, xin ăn... nhất là vào các dịp lễ, tết, mùa lễ hội ở các Đình, Đn, Chùa, các khu vực chợ dân sinh, khu vui chơi giải trí, ở bến tàu, bến xe, các nút giao thông đèn xanh, đèn đỏ... gây mất mỹ quan, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của các địa phương. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm các quy định của Luật trẻ em, Luật người khuyết tật.

Trong thời gian qua vào các dịp lễ hội mùa xuân, mùa thu Côn Sơn- Kiếp Bạc, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các đợt cao điểm tập trung đối tượng người lang thang, xin ăn tại Côn Sơn - Kiếp Bạc, hàng năm Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội tiếp nhận, phân loại, xác minh cho trên 20 lượt/đợt trả các đối tượng về nơi cư trú; ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 200 lượt người lang thang, cơ nhỡ, xin ăn trên địa bàn toàn tỉnh, các địa phương đã tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ và các chính sách trợ giúp xã hội theo quy định.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác giải quyết tình trạng người lang thang, cơ nhỡ, xin ăn vẫn còn một số bất cập, tồn tại như:

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với tình trạng lang thang, cơ nhỡ, xin ăn chưa được quan tâm đúng mức, công tác tập trung người lang thang, cơ nhỡ, xin ăn chưa được thực hiện thường xuyên liên tục, mà thực hiện theo các đợt cao điểm như: các ngày lễ, hội, tết... có đối tượng được trả về gia đình và địa phương sau đó trở lại lang thang xin ăn nhiều lần chủ yếu là người cao tuổi, người khuyết tật.

Nhiều người dân thương xót trước cảnh ăn xin, lang thang, yếu thế không nơi nương tựa mà không biết mình dung túng cho một số người lười lao động, thích sống tự do không chấp nhận sự chăm sóc của gia đình, giúp đỡ của hàng xóm, nhiều người có sức khỏe nhưng giả làm người khuyết tật để lợi dụng lòng hảo tâm của xã hội. Mặt khác tình trạng một số đối tượng bảo kê, cưỡng ép trẻ em, người già hay những người yếu thế đi xin ăn thành nhóm để thu lợi bất chính.

Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương tỉnh là nơi trực tiếp tiếp nhận, quản lý, giáo dục đối tượng lang thang, cơ nhỡ, xin ăn tập trung, hiện cơ sở vật chất đã xuống cấp gây khó khăn trong việc quản lý, giáo dục đối tượng.

Chưa có chế độ, chính sách ưu đãi cho cán bộ làm công tác giải quyết tình trạng lang thang, cơ nhỡ, xin ăn nên chưa thật sự tạo động lực cho cán bộ phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn yếu tố nguy hiểm cao.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện tốt hơn công tác giải quyết tình trạng người lang thang, giữ gìn trật tự, cảnh quan đô thị, hỗ trợ người lang thang nơi ăn, ngủ tạm thời trong thời gian đưa về nơi cư trú, góp phần đảm bảo an sinh và an toàn xã hội trên địa bàn.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hàng năm tiếp nhận thu gom ít nhất 80% số người lang thang ăn xin, người tâm thần lang thang trên địa bàn tỉnh vào các cơ sở bảo trợ xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, chữa bệnh, phục hồi chức năng hoặc đưa về gia đình, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

- Phấn đấu đến năm 2025, không có người lang thang trên địa bàn tỉnh.

III. NỘI DUNG

1. Đối tượng

a) Người bệnh tâm thần lang thang, người lang thang xin ăn;

b) Người sống lang thang không có nơi cư trú nhất định, thường sử dụng vỉa hè, công viên, chợ, bến xe.... làm nơi sinh sống;

c) Các đối tượng giả dạng người khuyết tật, lỡ đường, cơ nhỡ... để xin ăn, chăn dắt đối tượng xin ăn; Người lợi dụng mang theo trẻ em để bán hàng rong, ăn xin tại các điểm du lịch, tâm linh, khu vui chơi giải trí, ở bến tàu, bến xe, các nút giao thông đèn xanh, đèn đỏ... (sau đây gọi chung là điểm a,b,c nêu trên là đối tượng lang thang);

d) Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương, Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần Người có công và Xã hội Hải Dương.

2. Các hoạt động chủ yếu

2.1. Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội

a) Nội dung

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và người dân trong việc giải quyết tình trạng người lang thang; mục đích ý nghĩa, tính nhân văn của việc trợ giúp đối tượng; kịp thời phản ánh thực trạng, kết quả thực hiện việc trợ giúp đối tượng; nêu gương những đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích, nghĩa cử cao đẹp trợ giúp đối tượng...

b) Cơ quan thực hiện

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ