Kế hoạch 25/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 do thành phố Đà Nẵng ban hành

Số hiệu 25/KH-UBND
Ngày ban hành 27/01/2022
Ngày có hiệu lực 27/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Lê Trung Chinh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 27 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2022

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Thành ủy Đà Nng về công tác phòng, chống tham nhũng, UBND thành phố Đà Nẵng xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2022 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Thành ủy Đà Nẵng về công tác PCTN nhm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN; triển khai đầy đủ, đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp PCTN trên địa bàn thành phố.

- Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi, vụ việc, vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định pháp luật; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

2. Yêu cầu

- Nghiêm túc triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về PCTN; thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN nhằm phát hiện, kịp thời xử lý hành vi tham nhũng theo đúng quy định pháp luật, ngăn chặn hậu quả do hành vi tham nhũng, tiêu cực gây ra.

- Mỗi cơ quan, địa phương, đơn vị khi triển khai công tác PCTN cần phải cụ thể, có trọng tâm, phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình dịch COVID-19 hiện nay; chú ý phải xác định rõ nội dung, yêu cầu, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, thời gian thực hiện cụ thể.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định về PCTN

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCTN, ban hành kịp thời các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác PCTN tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền;

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, về công tác PCTN nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, thống nht làm cơ sở thực hiện hiệu quả công tác PCTN;

- Tiếp tục chỉ đạo nâng cao năng lực, đổi mới cách thức, phương pháp chỉ đạo, điều hành để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác PCTN đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được giao.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN theo nhiều hình thức đa dạng tới cán bộ và Nhân dân; Quán triệt, thực hiện nghiêm túc Luật PCTN và các văn bản pháp luật về PCTN, các Nghị quyết, Chương trình, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy về PCTN, Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp”. Mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng và tình hình nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức, địa phương, đảm bảo hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung PCTN vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.

3. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng, trong đó tập trung một số nội dung sau:

- Thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đảm bảo các nguyên tắc, nội dung và hình thức công khai theo quy định tại các Điều 9, 10, 11 Luật PCTN.

- Xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại các Điều 18, 19 Luật PCTN.

- Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23 Luật PCTN, chú trọng việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị s 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.

- Nghiêm túc thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại các Điều 24, 25, 26 Luật PCTN. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải đảm bảo khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị; không lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức đvụ lợi hoặc trù dập.

- Thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ, thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định.

- Thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu trong việc triển khai kiểm soát tài sản, thu nhập. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kê khai tài sản và thu nhập đối với các đối tượng kê khai; tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai.

3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra, phát hiện và xử lý tham nhũng

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chú trọng công tác tự giám sát, tự kiểm tra nội bộ, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm, dư luận quan tâm, như: đất đai, môi trường, tài nguyên, tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức,... kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đxử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

[...]