Kế hoạch 246/KH-UBND năm 2023 về xây dựng khung giá rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 246/KH-UBND
Ngày ban hành 11/04/2023
Ngày có hiệu lực 11/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Văn Đệ
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 246/KH-UBND

Nghệ An, ngày 11 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG KHUNG GIÁ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Luật Lâm nghiệp năm 2017, Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xây dựng khung giá các loại rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

2. Yêu cầu

- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và khoa học và đúng quy định của pháp luật; phù hợp với giá trị lâm sản và giá trị dịch vụ môi trường rừng đang giao dịch trên thị trường tại thời điểm định giá.

- Phù hợp với từng loại rừng gắn với quy định về quyền sử dụng rừng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ rừng.

- Phương pháp xây dựng khung giá rừng phải phù hợp với các quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng.

II. PHẠM VI QUY MÔ THỰC HIỆN

Toàn bộ rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu trên địa bàn tỉnh Nghệ An với diện tích là 863.856,22 ha (rừng tự nhiên 789.933,97 ha; rừng trồng 73.922,25 ha), trong đó:

- Rừng đặc dụng 167,348.41 ha (Rừng tự nhiên 164.484,59 ha; rừng trồng 2.863,82 ha).

- Rừng phòng hộ 299.963,02 ha (Rừng tự nhiên 281.206,94 ha; rừng trồng 18.756,08 ha).

- Rừng sản xuất 396.544,79 ha (Rừng tự nhiên 344.242,44 ha; rừng trồng 52.302,35 ha (rừng trồng do UBND xã quản lý).

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1.1. Đối với rừng tự nhiên: Xây dựng khung giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo trạng thái rừng và đơn vị hành chính (cấp huyện): Giá tối thiểu và giá tối đa của tùng loại rừng; giá cây đứng tối thiểu và giá cây đứng tối đa; giá quyền sử dụng rừng tối thiểu và giá quyền sử dụng rừng tối đa.

1.2. Đối với rừng trồng: Xây dựng khung giá rừng đặc dụng, rùng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng theo loài cây, cấp tuổi của rừng trồng và đơn vị hành chính (cấp huyện): Giá tối thiểu và giá tối đa từng loại rừng trồng; chi phí đầu tư thấp nhất và chi phí đầu tư cao nhất; thu nhập dự kiến thấp nhất và thu nhập dự kiến cao nhất.

III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác chuẩn bị

- Thu thập tài liệu có liên quan đến công trình, kế thừa tài liệu thứ cấp:

+ Thu thập thông tin, kế thừa số liệu về giá rừng trên địa bàn tỉnh.

+ Thu thập thông tin chung về hiện trạng rừng: Kết quả điều tra, theo dõi diễn biến rừng; kết quả quy hoạch 3 loại rừng.

+ Thu thập các báo cáo nghiên cứu về phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

+ Thu thập thông tin về lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm của loại tiền đồng Việt Nam tại các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn ở thời điểm định giá.

+ Thu thập thông tin về chi phí thiết lập rừng (trồng, chăm sóc, bảo vệ) từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân trồng rừng.

- Tập huấn thống nhất biện pháp kỹ thuật;

[...]