Kế hoạch 242/KH-UBND nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 do tỉnh Bắc Giang ban hành

Số hiệu 242/KH-UBND
Ngày ban hành 04/06/2021
Ngày có hiệu lực 04/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lê Ánh Dương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 242/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 04 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) NĂM 2021

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ ban hành về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; Nghị quyết số 105- NQ/TU ngày 28/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025; Thông báo số 253-TB/TU ngày 20/4/2021 của Thường trực Tỉnh ủy về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020. UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, với nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 01/01/2021; Nghị quyết số 105-NQ/TU, ngày 28/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025.

- Tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, thân thiện để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), qua đó huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đưa tỉnh Bắc Giang phát triển toàn diện, vững chắc, tiếp tục phát triển thương hiệu, nâng cao vị thế, hình ảnh tỉnh Bắc Giang.

2. Yêu cầu

- Các nội dung của Kế hoạch phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng Nghị quyết số 105-NQ/TU ngày 28/4/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025.

- Các giải pháp phải rõ ràng, cụ thể, thiết thực và phù hợp với thực tiễn, có tính đột phá, sáng tạo, đổi mới, tạo ra những thay đổi nhằm cải thiện điểm số các chỉ số thành phần PCI năm 2021.

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan đơn vị phải cụ thể (có định lượng), nhiệm vụ được giao đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ kết quả, rõ trách nhiệm.

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ chung

- Năm 2021 phấn đấu: Nâng điểm số PCI tỉnh Bắc Giang đạt 66,33 điểm tăng 2,35 điểm so với năm 2020; xếp hạng dưới 20 trong bảng xếp hạng cả nước, thuộc nhóm các địa phương có chất lượng điều hành kinh tế “khá”.

- Tập trung cải thiện nâng cao điểm số của các chỉ số thành phần được gắn trọng số cao và ảnh hưởng lớn đến tổng điểm PCI gồm: khắc phục những hạn chế của 05 chỉ số giảm điểm năm 2020, đó là: Tính minh bạch, Tiếp cận đất đai, Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh, Đào tạo lao động, Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự; Tiếp tục cải thiện điểm số, thứ hạng của 05 chỉ số tăng điểm năm 2020 đó là: Chi phí gia nhập thị trường, Chi phí thời gian, Chi phí không chính thức, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Cạnh tranh bình đẳng.

- Quán triệt và nêu cao tinh thần trách nhiệm, thay đổi tư duy, nhận thức, thái độ của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyển từ tư duy “cho phép”, “cấp phép” sang tư duy “phục vụ”; chấp hành và thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng văn hóa công sở, đạo đức công vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2. Nhiệm vụ cụ thể

TT

Chỉ số thành phần

Mục tiêu 2021

Phó CT UBND tỉnh Phụ trách

Đơn vị Đầu mối

Đơn vị Chủ trì

1

Gia nhập thị trường

≥ 7,30

Đ/c Phan Thế Tuấn

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

2

Tiếp cận đất đai

≥ 6,60

Đ/c Lê Ô Pích

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

3

Tính minh bạch

≥ 5,70

Đ/c Lê Ô Pích

Văn phòng UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Cục Thuế tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

4

Chi phí thời gian

≥ 8,70

Đ/c Mai Sơn

TT Phục vụ hành chính công tỉnh

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh, Cục Thuế tỉnh.

5

Chi phí không chính thức

≥ 6,70

Đ/c Lê Ô Pích

Thanh tra tỉnh

Thanh tra tỉnh, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tòa án Nhân dân tỉnh.

6

Cạnh tranh bình đẳng

≥ 7,90

Đ/c Phan Thế Tuấn

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Cục Thuế tỉnh.

7

Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh

≥ 6,95

Đ/c Mai Sơn

Văn phòng UBND tỉnh

VP UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố.

8

Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp

≥ 6,10

Đ/c Phan Thế Tuấn

Sở Công Thương

Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ

9

Đào tạo lao động

≥ 7,00

Đ/c Mai Sơn

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo

10

Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự

≥ 6,60

Đ/c Mai Sơn

Sở Tư pháp

Sở Tư pháp, Tòa án Nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh, Công an tỉnh

(Biểu phân công nhiệm vụ chi tiết xem trong Phụ lục I, II, III, IV)

III. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp nâng cao chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường”

- Tiếp tục rà soát rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thành lập mới doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ giải quyết TTHC nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp phải chỉnh sửa hồ sơ nhiều lần. Lựa chọn những cán bộ có am hiểu sâu về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp tốt làm việc tại bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp.

- Chủ động giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) sau đăng ký thành lập doanh nghiệp để rút ngắn thời gian chính thức đi vào hoạt động cho doanh nghiệp, như: cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận về an ninh trật tự, hộ chiếu, thẻ tạm trú cho lao động nước ngoài, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải, ...

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh hình thức đăng ký kinh doanh qua phương thức trực tuyến, bưu điện. Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đầu tư và các thủ tục khác có liên quan để sớm đi vào hoạt động.

2. Giải pháp nâng cao chỉ số “Tiếp cận đất đai”

- Rà soát, đánh giá các TTHC về đất đai, kiến nghị tiếp tục sửa đổi, bổ sung đơn giản hóa, trọng tâm là rút ngắn quy trình, thời gian xử lý, giảm số lượng hồ sơ, đơn giản hóa nội dung hồ sơ.

- Công khai, minh bạch các TTHC về đất đai, các chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng, giá đất, quỹ đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, danh mục dự án có sử dụng đất để tổ chức đấu thầu, đấu giá trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, trang web của các đơn vị cho doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận.

- Xây dựng cơ chế tạo quỹ đất dự trữ, tạo quỹ đất sạch do Nhà nước quản lý (thông qua Trung tâm Phát triển quỹ đất), nhất là đối với các khu đất nằm trong quy hoạch điểm công nghiệp, dịch vụ, các khu đất quy hoạch dự án thuộc danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh, các khu đất có giá trị thương mại cao, nhằm gia tăng giá trị đất và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận đất đai và đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án theo hướng công khai, minh bạch thông qua các hình thức đấu giá, đấu thầu. Kịp thời điều chỉnh giá đất của tỉnh cho phù hợp với thay đổi của thị trường.

[...]