Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 24/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh bệnh động vật trên cạn năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu 24/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2020
Ngày có hiệu lực 27/03/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Trần Châu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/KH-UBND

Bình Định, ngày 27 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Phần I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NĂM 2019

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2019

1. Đánh giá chung: Từ đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số ổ dịch với bệnh lở mồm long móng (LMLM) lợn tại 08 huyện, thị xã (Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, An Lão). Các cấp, các ngành đã chủ động, tích cực thực hiện tốt các biện pháp phòng và đạt được kết quả tích cực. Cuối tháng 5 xảy ra dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, sau đó dịch bệnh đã lây lan 10/11 huyện, thị xã, thành phố (Quy Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, Tây Sơn, Vân Canh, An Lão). Các loại dịch bệnh nguy hiểm khác như Tai xanh, cúm gia cầm không xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, các địa phương, sự hỗ trợ của tỉnh về vắc xin tiêm phòng các bệnh lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm và hóa chất thực hiện tiêu độc khử trùng nên đã đảm bảo an toàn cho sản xuất chăn nuôi của tỉnh được duy trì ổn định;

2. Nguyên nhân phát sinh dịch bệnh: Thời điểm phát sinh dịch LMLM do nhiệt độ môi trường thấp kết hợp mưa kéo dài, ngập úng diện rộng, môi trường ẩm ướt; trời ít nắng làm cho mầm bệnh tồn tại và lây lan.

3. Nhận định tình hình: Qua kết quả giám sát lưu hành vi rút cho thấy, vi rút cúm gia cầm vẫn lưu hành trên đàn gia cầm sống nuôi tại các địa phương trong tỉnh, việc tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm trên đối tượng nhỏ lẻ chưa được triển khai triệt để; trên đàn heo, dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vẫn đang tiềm ẩn chưa thể dập tắt được, người chăn nuôi có tư tưởng chán nản, lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch.

Năm 2020, dự báo tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên thế giới và trong nước vẫn có nhiều diễn biến khó lường; cùng với đó tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh lớn, chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ, tự phát vẫn chiếm tỷ lệ cao, tình hình thời tiết biến động thất thường do biến đổi khí hậu, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tỷ lệ tiêm phòng một số nơi còn thấp nên nguy cơ dịch bệnh luôn tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát trên địa bàn tỉnh là rất cao.

II. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI

1. Tồn tại

- Một số bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh LMLM vẫn còn xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh, gây thiệt hại cho sản xuất. Trong năm dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã phát sinh và lây lan trên địa bàn tỉnh chưa có khả năng dập tắt.

- Công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đợt tập trung còn kéo dài, tỷ lệ tiêm phòng chưa đồng đều ở các địa phương, cá biệt có địa phương còn thấp.

- Việc chỉ đạo, triển khai một số hoạt động thú y chưa đồng bộ, chưa thực sự quyết liệt ở một số địa phương như hoạt động kiểm soát nguồn gốc giống gia súc, gia cầm nhập về nuôi; hoạt động quản lý, kiểm soát giết mổ tại các hộ giết mổ nhỏ lẻ của chính quyền cấp xã; việc xử lý các trường hợp cố tình không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, tiêm vắc xin phòng bệnh chưa được thực hiện nghiêm.

- Kết quả xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, nhất là xây dựng vùng an toàn dịch bệnh còn hạn chế.

2. Nguyên nhân tồn tại

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phát triển sản xuất chăn nuôi ở một số địa phương còn chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả, còn có biểu hiện lơ là, chủ quan, còn phó mặc cho lực lượng thú y; việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc của các cấp chính quyền còn hạn chế, sự kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới chưa nhiều.

- Lực lượng thú y tỉnh, huyện còn mỏng; năng lực của một số trưởng ban thú y còn yếu; chế độ hỗ trợ cho thú y cơ sở còn thấp.

- Việc xử lý các vi phạm hành chính trong công tác thú y đối với đối tượng vi phạm là người chăn nuôi và hộ kinh doanh nhỏ lẻ chưa thực hiện được. Trách nhiệm của chính quyền trong xử lý vi phạm chưa được thực thi.

- Ý thức phòng, chống dịch của một bộ phận người buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm còn hạn chế, vẫn lén lút mua, bán, vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh, bị chết, không rõ nguồn gốc vào trong tỉnh để tiêu thụ.

Phần II. KẾ HOẠCH CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NĂM 2020

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021”;

Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025”;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 06/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống dịch, bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020”;

[...]