Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2018 về phòng chống thiên tai tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 24/KH-UBND
Ngày ban hành 21/03/2018
Ngày có hiệu lực 21/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Đinh Chung Phụng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 21 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ

1. S cần thiết

Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam đồng bằng sông Hồng, có địa hình phức tạp, đa dạng với 03 vùng sinh thái: Vùng đồng bằng ven biển (huyện Kim Sơn) với chiều dài bờ biển 15km; vùng đồi núi (phía Tây và Tây Bắc huyện Nho Quan, phía Bắc - Đông Bắc huyện Gia Viễn, phần lớn Thành phố Tam Điệp); vùng đồng bằng trũng trung tâm xen kẽ núi đá (các huyện: Yên Mô, Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn).

Trong thời gian gần đây, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trên thế giới đã xảy ra nhiều trận bão mạnh, siêu bão, gây thiệt hại lớn về người và tài sản như bão Katrina đổ bộ vào Hoa Kỳ năm 2005, bão Nargis đổ bộ vào Myanmar năm 2008, bão Bopha đ bộ vào Philippin năm 2012... Đặc biệt, siêu bão Haiyan năm 2013 là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippin với gió mạnh trên cấp 17, nước dâng cao tới 7m, bão đã làm hơn 6.000 người chết và phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng khu vực bão đổ bộ.

Theo nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, vùng ven biển nước ta có nguy cơ bão mạnh, siêu bão đổ bộ với cường độ từ cấp 12, cấp 13 đến cấp 15, cấp 16 kèm theo nước dâng do bão từ 3 ÷ 6m. Theo phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão của Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, Ninh Bình thuộc vùng 1 (Quảng Ninh ÷ Thanh Hóa), là vùng có số cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng nhiều nhất, với tần số trung bình năm là 1,0 ÷ 1,5 cơn, cường độ bão ghi nhận được là cấp 15. Nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra tới 3,5 m, trong tương lai, khi bão có khả năng mạnh thêm, nước dâng do bão có thể lên đến 4 m, trong trường hợp xảy ra vào thời kỳ triều cường, mực nước tổng cộng do bão có thể lên đến 5,7 ÷ 6,0 m.

Đ nâng cao tính chủ động, hiệu lực và hiệu quả trong Phòng chống thiên tai cần thiết phải xây dựng và ban hành Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2018 - 2020 nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền nghiên cứu triển khai thực hiện nhằm giảm thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân đồng thời phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong triển khai thực hiện kế hoạch.

2. Các căn cứ xây dựng Kế hoạch

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013;

- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

- Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ban hành ngày 23/3/2000 và Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm;

- Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 1/7/2014 của thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

- Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

- Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai.

II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

- Công tác phòng, chống thiên tai (bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thn và các loại thiên tai khác) và tìm kiếm cứu nạn phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

- Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả của các cấp, các ngành.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh và ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

- Triển khai thực hiện Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn Luật, Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Cập nhật, bổ sung, hoàn thiện các phương án chủ động phòng, chống, ứng phó với thiên tai, đặc biệt, xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.

- Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy và cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp theo quy định của Chính phủ.

[...]