Quyết định 44/2014/QĐ-TTg hướng dẫn về cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 44/2014/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 15/08/2014 |
Ngày có hiệu lực | 01/10/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2014/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2014 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.
Điều 1. Cấp độ rủi ro thiên tai
1. Cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai áp thấp nhiệt đới, bão, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
2. Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai, làm cơ sở cho việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó với thiên tai.
Điều 2. Nguyên tắc phân cấp độ rủi ro thiên tai
1. Rủi ro thiên tai được phân cấp đối với từng loại thiên tai, căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.
2. Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai:
a) Cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro nhỏ;
b) Cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình;
c) Cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn;
d) Cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn;
đ) Cấp 5 màu tím là thảm họa.
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
Điều 3. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão
Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão có 3 cấp, thấp nhất là cấp 3 và cao nhất là cấp 5:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ (bao gồm vịnh Bắc Bộ, Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang), trên đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ;
b) Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ, trên đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;
c) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2014/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2014 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.
Điều 1. Cấp độ rủi ro thiên tai
1. Cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai áp thấp nhiệt đới, bão, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
2. Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai, làm cơ sở cho việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó với thiên tai.
Điều 2. Nguyên tắc phân cấp độ rủi ro thiên tai
1. Rủi ro thiên tai được phân cấp đối với từng loại thiên tai, căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.
2. Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai:
a) Cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro nhỏ;
b) Cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình;
c) Cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn;
d) Cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn;
đ) Cấp 5 màu tím là thảm họa.
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
Điều 3. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão
Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão có 3 cấp, thấp nhất là cấp 3 và cao nhất là cấp 5:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ (bao gồm vịnh Bắc Bộ, Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang), trên đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ;
b) Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ, trên đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;
c) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:
a) Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;
b) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ;
c) Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 gồm các trường hợp sau:
a) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;
b) Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
4. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão được xem xét xác định tăng thêm một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển ven bờ kết hợp với hoạt động của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam mạnh;
b) Áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên đất liền nơi đang xảy ra mưa lớn, lũ, ngập lụt lớn hoặc trùng hợp với thời kỳ triều cường, nước biển dâng cao ở vùng ven bờ.
Điều 4. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá
Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá có 2 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1: Lốc, sét, mưa đá mức độ trung bình, trên phạm vi nhỏ.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2: Lốc, sét, mưa đá mức độ mạnh, trên phạm vi rộng.
Điều 5. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn có 3 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Lượng mưa trong 24 giờ từ 100 mm đến 200 mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở vùng trung du, miền núi;
b) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200 mm đến 500 mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực đồng bằng.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Lượng mưa trong 24 giờ từ 100 mm đến 200 mm, kéo dài từ trên 2 ngày đến 4 ngày ở khu vực đồng bằng, trung du, miền núi;
b) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200 mm đến 500 mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, miền núi;
c) Lượng mưa trong 24 giờ trên 500 mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực đồng bằng.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200 mm đến 500 mm, kéo dài từ trên 2 ngày đến 4 ngày ở khu vực đồng bằng, trung du, miền núi;
b) Lượng mưa trong 24 giờ trên 500 mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, miền núi.
Điều 6. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng
Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng có 3 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên đến 39°C, 40°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày;
b) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày vượt qua 40°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên đến 39°C, 40°C, kéo dài trên 10 ngày;
b) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày vượt qua 40°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi xảy ra đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày vượt qua 40°C, kéo dài trên 10 ngày.
Điều 7. Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán
Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán có 4 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng trên 50%, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm;
b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều năm.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm;
b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm;
c) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều năm.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm;
b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm.
4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi xảy ra tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm.
Điều 8. Cấp độ rủi ro thiên tai do rét hại, sương muối
Cấp độ rủi ro thiên tai do rét hại, sương muối có 3 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 8°C đến 13°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày ở vùng đồng bằng; hoặc kéo dài trên 10 ngày ở miền núi;
b) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 4°C đến 8°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày ở vùng đồng bằng; hoặc kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày ở miền núi, trong đó có ngày xuất hiện sương muối;
c) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ 0°C đến 4°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày ở miền núi, trong đó có ngày xuất hiện sương muối, băng tuyết.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 8°C đến 13°C, kéo dài trên 10 ngày ở vùng đồng bằng;
b) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 4°C đến 8°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày ở đồng bằng; hoặc kéo dài trên 10 ngày ở miền núi, trong đó có ngày xuất hiện sương muối;
c) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ 0°C đến 4°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày ở vùng đồng bằng; hoặc kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày ở miền núi, trong đó có ngày xuất hiện sương muối, băng tuyết;
d) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày xuống dưới 0°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày ở miền núi, trong đó có ngày xuất hiện sương muối, băng tuyết.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 4°C đến 8°C, kéo dài trên 10 ngày ở vùng đồng bằng;
b) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ 0°C đến 4°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày ở vùng đồng bằng; hoặc kéo dài trên 10 ngày ở miền núi, trong đó có ngày xuất hiện sương muối, băng tuyết;
c) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày xuống dưới 0°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày ở miền núi, trong đó có ngày xuất hiện sương muối, băng tuyết.
Điều 9. Cấp độ rủi ro thiên tai do sương mù
Cấp độ rủi ro thiên tai do sương mù có 3 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Sương mù dầy, tầm nhìn xa trên 50 m, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên biển;
b) Sương mù dầy đặc, tầm nhìn xa giảm xuống dưới 50 m, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên đất liền.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Sương mù dầy, tầm nhìn xa trên 50 m, gây nguy hiểm cho các phương tiện hàng không khu vực sân bay;
b) Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa giảm xuống dưới 50 m, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên biển.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi sương mù dày đặc, tầm nhìn xa giảm xuống dưới 50 m, gây nguy hiểm cho các phương tiện hàng không khu vực sân bay.
Điều 10. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt
Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt có 5 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Mực nước lũ cao từ báo động 2 lên đến báo động 3 ở hạ lưu nhiều sông vừa; thượng lưu sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba; các nhánh lớn sông Hồng - Thái Bình; đồng bằng sông Cửu Long;
b) Mực nước lũ cao từ báo động 3 lên đến trên báo động 3 khoảng 01 m, ở nhiều sông nhỏ; thượng lưu nhiều sông vừa.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Mực nước lũ cao từ báo động 2 lên đến báo động 3 ở hạ lưu sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba; hạ lưu sông Hông - Thái Bình;
b) Mực nước lũ cao từ báo động 3 lên đến trên báo động 3 khoảng 01m, ở hạ lưu nhiều sông vừa; thượng lưu sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba; các nhánh lớn sông Hồng - Thái Bình;
c) Mực nước lũ cao từ trên báo động 3 khoảng 01 m đến mức lũ lịch sử ở nhiều sông nhỏ; thượng lưu nhiều sông vừa.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Mực nước lũ cao từ báo động 3 lên đến trên báo động 3 khoảng 01 m, ở hạ lưu sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba; hạ lưu sông Hồng - Thái Bình;
b) Mực nước lũ cao từ báo động 3 lên đến trên báo động 3 khoảng 0,5 m ở đồng bằng sông Cửu Long;
c) Mực nước lũ cao từ trên báo động 3 khoảng 01 m đến mức lũ lịch sử ở hạ lưu nhiều sông vừa; sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba; các nhánh lớn sông Hồng - Thái Bình;
d) Mực nước lũ cao trên mức lũ lịch sử ở nhiều sông nhỏ; thượng lưu nhiều sông vừa.
4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:
a) Mực nước lũ cao từ trên báo động 3 khoảng 01 m đến mức lũ lịch sử ở hạ lưu sông Hồng - Thái Bình;
b) Mực nước lũ cao từ trên báo động 3 khoảng 0,5 m đến trên mức lũ lịch sử ở đồng bằng sông Cửu Long;
c) Mực nước lũ cao trên mức lũ lịch sử ở hạ lưu nhiều sông vừa; sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba; các nhánh lớn sông Hồng - Thái Bình.
5. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi xảy ra lũ với mực nước cao trên mức lũ lịch sử ở hạ lưu sông Hồng - Thái Bình.
6. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt khi có tác động tổ hợp với các thiên tai khác
a) Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt được xem xét xác định tăng lên một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão có cấp độ rủi ro thiên tai thấp hơn cấp độ rủi ro của lũ, ngập lụt;
b) Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt được xem xét xác định tăng lên hai cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão và sự cố vỡ đập hồ chứa nước ở thượng nguồn;
c) Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão có cấp độ rủi ro thiên tai bằng hoặc lớn hơn cấp độ rủi ro của lũ, ngập lụt, được xem xét xác định theo cấp độ rủi ro thiên tai của bão, áp thấp nhiệt đới.
7. Ở những nơi có công trình phòng, chống lũ, mức lũ lịch sử quy định tại các Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này được thay bằng mức lũ thiết kế.
Điều 11. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét
Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét có 3 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Lũ quét xảy ra do mưa với lượng mưa từ 100 mm đến 200 mm trong 24 giờ, trên phạm vi nhiều tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên;
b) Lũ quét xảy ra do mưa với lượng mưa từ trên 200 mm đến 500 mm trong 24 giờ, trên phạm vi một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Lũ quét do mưa với lượng mưa từ trên 200 mm đến 500 mm trong 24 giờ, trên phạm vi nhiều tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên;
b) Lũ quét do mưa với lượng mưa trên 500 mm trong 24 giờ, trên phạm vi một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi lũ quét do mưa lớn trên 500 mm trong 24 giờ, trên phạm vi nhiều tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên.
4. Rủi ro thiên tai do lũ quét được xem xét xác định ở mức độ rủi ro cao hơn một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 4, trong trường hợp tổ hợp tác động của nhiều thiên tai nguy hiểm khác như mưa rất to kéo dài, sạt lở đất trên diện rộng ở khu vực xảy ra lũ quét.
Điều 12. Cấp độ rủi ro thiên tai do sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
Cấp độ rủi ro thiên tai do sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy có 2 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Mưa lớn với lượng mưa từ 200 mm đến 300 mm trong 24 giờ, mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày, trên các sườn dốc có độ dốc cao hơn 25 độ, với các nền đất yếu, đất bở rời; hoặc đất sườn tàn tích;
b) Mưa rất lớn với lượng mưa trên 300 mm trong 24 giờ, mưa đã xảy ra trước đó từ 1 ngày đến 2 ngày, trên sườn dốc có độ dốc nhỏ hơn 25 độ, với các nên đất yêu, đất bở rời;
c) Mưa rất lớn với lượng mưa trên 300 mm trong 24 giờ, mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày, trên các sườn dốc có độ dốc cao hơn 25 độ, với các nền đá phiến và sét bột kết gắn kết yếu.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi có khả năng xảy ra mưa với lượng mưa trên 300 mm trong 24 giờ, mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày, trên các sườn dốc có độ dốc cao hơn 25 độ, với các nền đất yếu, đất bở rời; hoặc đất sườn tàn tích.
Điều 13. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn
Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn có 2 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 khi xảy ra trường hợp nhiều cửa sông vùng ven biển bị nhiễm mặn với ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu từ 25 km đến 50 km tính từ cửa sông, trong thời kỳ dài và nguồn nước ngọt trong sông bị thiếu hụt không quá 40% so với trung bình nhiều năm.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi xảy ra trường hợp nhiều cửa sông vùng ven biển bị nhiễm mặn với ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu tới hơn 50 km tính từ cửa sông, trong thời kỳ dài và nắng nóng, khô hạn thiếu nước kéo dài nhiều tháng, nguồn nước ngọt trong sông bị thiếu hụt trên 40% so với trung bình nhiều năm.
Điều 14. Cấp độ rủi ro thiên tai do nước dâng
Cấp độ rủi ro thiên tai do nước dâng có 5 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Độ cao nước dâng từ 1 m đến 2 m ở dải ven biển Nam Bộ;
b) Độ cao nước dâng từ trên 2 m đến 4 m ở dải ven biển Bắc Bộ.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Độ cao nước dâng từ trên 2 m đến 4 m ở dải ven biển Trung Bộ, Nam Bộ;
b) Độ cao nước dâng từ trên 4 m đến 6 m ở dải ven biển Bắc Bộ.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi độ cao nước dâng từ trên 4 m đến 6 m ở dải ven biển Trung Bộ, Nam Bộ.
4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi độ cao nước dâng từ trên 6 m đến 8 m ở dải ven biển Bắc Bộ, Trung Bộ.
5. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi độ cao nước dâng tới trên 8 m ở dải ven biển Trung Bộ.
Điều 15. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển có 3 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 khi có gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 9, xảy ra trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 9, xảy ra trên vùng biển ven bờ;
b) Gió mạnh từ cấp 9 trở lên, xảy ra trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi có gió mạnh từ cấp 9 trở lên, xảy ra trên vùng biển ven bờ.
4. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển được xem xét xác định tăng thêm một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 4, khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Gió mạnh trên biển xảy ra đồng thời với hoạt động của áp thấp nhiệt đới, bão trên Biển Đông hoặc vùng biển ven bờ;
b) Gió mạnh trên biển xảy ra vào đầu mùa hoặc cuối mùa bão và duy trì trong nhiều ngày liên tục.
Điều 16. Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất
Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất có 5 cấp:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp V đến cấp VI, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VI đến cấp VII, xảy ra ở khu vực nông thôn, khu vực đô thị.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được, từ cấp VI đến cấp VII, xảy ra ở khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện; hoặc cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VII đến cấp VIII xảy ra ở khu vực nông thôn.
4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VII đến cấp VIII, xảy ra ở khu vực nông thôn; hoặc khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện.
5. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được lớn hơn cấp VIII, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Điều 17. Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần
Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần có 2 cấp là cấp 3 và cấp 5:
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi phát hiện sóng thần không có sức hủy diệt, nhưng có thể gây ra sóng lớn, bất ngờ ở các dải ven biển.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi phát hiện sóng thần có sức hủy diệt, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2014.
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố, hướng dẫn việc thực hiện Quyết định; theo dõi, tổng hợp, báo cáo khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |