Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2020 về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 237/KH-UBND
Ngày ban hành 17/12/2020
Ngày có hiệu lực 17/12/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 237/KH-UBND

Sơn La, ngày 17 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÌNH DỤC VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

2. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

3. Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên và Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03/07/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP;

4. Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

5. Quyết định số 3781/QĐ-BYT ngày 28/8/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đon 2020-2025”;

6. Kế hoạch số 78/KH-TU ngày 17/12/2017 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

II. THỰC TRẠNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE TÌNH DỤC VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN

Đthực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 tại Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, trẻ em và vị thành niên năm 2016, Liên Hợp quốc nhấn mạnh việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (SKSS, SKTD) cho vị thành niên, thanh niên (VTN&TN) là thông qua tăng cường đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe, tăng độ bao phủ phcập, phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền, sự tham gia của các cá nhân và cộng đồng.

Để đạt được mục tiêu này Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, quan tâm đầu tư cho công tác chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN&TN và đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng vẫn còn một số bất cập: Kiến thức, kỹ năng chăm sóc SKSS, SKTD còn hạn chế; giáo dục về SKSS, SKTD chưa tiếp cận được ở diện rộng; việc cung cấp thông tin, dịch vụ thân thiện về SKSS, SKTD chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của VTN&TN, tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn, nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục của VTN&TN vẫn chưa được cải thiện và khó quản lý. Kết quả công tác chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN&TN giai đoạn từ năm 2011 - 2017 cho thấy: Tỷ suất sinh ở nVTN (15-19 tuổi) đã giảm đáng kể từ 46 ca sinh/1.000 phụ nữ (năm 2011) xuống còn 30 ca sinh/1.000 phụ nữ (năm 2017); Nhu cầu chưa được đáp ứng về các biện pháp tránh thai (BPTT) ở nữ độ tuổi 15-24 đã giảm từ 35% (năm 2011) xuống còn 29,6% (năm 2017).

Tại tỉnh Sơn La, năm 2019 toàn tỉnh có tổng dân số: 1.248.415 người, trong đó: Tổng số VTN&TN là 563.287 người, chiếm 45,1% dân số; Tổng số VTN là 233.091 người, chiếm 18,7% dân số; Tổng số TN là 330.196 người, chiếm 26,4% dân số; Tỷ lệ mang thai ở VTN chiếm 11,8%; Tỷ lệ phụ nữ đẻ ở tuổi VTN chiếm 10,2% trong tổng số phụ nữ đẻ toàn tỉnh; Tỷ suất sinh ở nữ VTN (15-19 tuổi) 69,9 ca sinh/1.000 phụ nữ (15-19 tuổi); Tỷ lệ phá thai tuổi VTN chiếm 10,6%; Tỷ lệ tảo hôn chiếm 14%; Tỷ lệ TN có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng là 26,1%; Tỷ lệ VTN&TN được trang bị kiến thức, kỹ năng về SKSS, SKTD đạt 43%.

Hiện nay công tác chăm SKSS, SKTD cho VTN&TN của tỉnh Sơn La đã được triển khai nhưng mới ở góc độ lồng ghép trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản chung (CSSKSS) và chưa có sự quan tâm đầu tư cụ thể, công tác truyền thông về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN&TN được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao do chưa có sự đầu tư về kinh phí và sự vào cuộc của tất cả các cấp các ngành; Các chương trình giáo dục về SKSS, SKTD trong nhà trường được thực hiện nhưng không nhất quán; Hoạt động truyền thông cung cấp thông tin, tư vấn về SKSS, SKTD cho VTN&TN ngoài nhà trường thực hiện rời rạc, thiếu đồng bộ; Nhân lực để thực hiện cung cấp dịch vụ, cung cấp thông tin SKSS, SKTD, cung cấp dịch vụ thân thiện tại trường học, cộng đồng và tại y tế cơ sở cho VTN&TN còn rất hạn chế và thường xuyên biến động, cán bộ được đào tạo chuyên sâu về cung cấp dịch vụ còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu; Những rào cản về văn hóa - xã hội vẫn đang là thách thức lớn trong cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN&TN; Định kiến và cách nhìn phiến diện về SKSS, SKTD cho VTN&TN của cả cha mẹ, giáo viên, nhân viên y tế và cộng đồng đã và đang ảnh hưởng đến tư tưởng và quan niệm của VTN&TN, gây cản trở không nhỏ đến việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD vì vậy cơ sở y tế tư nhân có xu hướng được VTN&TN chưa lập gia đình lựa chọn nhiều hơn trong sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD gây khó khăn cho việc quản lý, thống kê. Từ những thực trạng trên cho thấy việc đầu tư cho chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN&TN là rất quan trọng và thật sự cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh góp phần thực hiện đạt các mục tiêu phát triển bền vững, mục tiêu chiến lược toàn cầu về sức khỏe vị thành niên đến năm 2030.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Từng bước cải thiện tình trạng SKSS, SKTD của VTN&TN nhằm đưa VTN&TN trở thành một lực lượng lao động khỏe mạnh, phát huy hết tiềm năng để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hướng tới đạt các mục tiêu phát triển bền vững.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Mc tiêu

Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS, SKTD thân thiện cho VTN&TN; Tăng cường công tác truyền thông vận động nhằm tạo môi trường thuận lợi chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN&TN và thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN&TN và các đối tượng liên quan thông qua các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn phù hợp với từng nhóm đối tượng, ưu tiên trong trường học và một số nhóm đối tượng thiệt thòi...

2.2. Chỉ tiêu

- 100% lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các thầy cô giáo, cán bộ Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ... được cung cấp thông tin về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN&TN;

- 80% cha mẹ được cung cấp thông tin về chăm sóc SKSS, SKTD cho VTN&TN;

- 80% VTN&TN hiểu biết những nội dung cơ bản về chăm sóc SKSS, SKTD: Tình dục an toàn, các BPTT, hậu quả của mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục;

- 80% VTN&TN được cung cấp địa chỉ các cơ sở cung cấp dịch vụ có chất lượng về chăm sóc SKSS, SKTD;

- 50% VTN&TN lứa tuổi 15-24 có hành vi tình dục an toàn.

- 80% cơ sở y tế cung cấp dịch vụ CSSKSS trên địa bàn tỉnh có cán bộ được đào tạo về chăm sóc SKSS, SKTD thân thiện cho VTN&TN;

- 100% cơ sở y tế cung cấp dịch vụ CSSKSS trên địa bàn tỉnh thực hiện cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông, tư vấn về SKSS, SKTD cho VTN&TN;

[...]