Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2021 về phát triển phương tiện và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 236/KH-UBND
Ngày ban hành 12/07/2021
Ngày có hiệu lực 12/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Võ Trọng Hải
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 236/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 12 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN VÀ QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN KINH DOANH VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2030

Thực hiện Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ vận tải đường bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển phương tiện và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Phát triển phương tiện kinh doanh vận tải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải của các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tạo ra lực lượng vận tải bằng xe ô tô có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phù hợp với thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Xác định rõ loại hình, số lượng phương tiện và mạng lưới vận tải hành khách công cộng theo từng giai đoạn đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đảm bảo kết nối đến các khu vực tập trung dân cư, các khu vực có nhu cầu đi lại và tăng mật độ bao phủ; kết nối thuận tiện với các đầu mối giao thông và giữa các loại hình giao thông.

- Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng đảm bảo mật độ bao phủ của mạng lưới, thuận lợi cho phương tiện vận tải hàng hóa hoạt động trên địa bàn tỉnh.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KINH DOANH VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2021-2030.

1. Định hướng phát triển phương tiện vận tải

- Đảm bảo tính hợp lý và đầy đủ về cơ cấu phương tiện giữa các loại hình kinh doanh vận tải, thúc đẩy phát triển kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để gắn kết mạng lưới vận tải đường bộ với đường thủy nội địa, đường sắt,… đảm bảo thông suốt, an toàn.

- Kiểm soát chặt sự phát triển số lượng đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, khuyến khích phát triển các đơn vị có quy mô lớn, hoạt động đáp ứng các yêu cầu theo quy định về kinh doanh vận tải; đồng thời thu hẹp và tiến tới xóa bỏ các đơn vị có năng lực quản lý điều hành yếu kém nhằm đảm bảo an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ với chi phí vận tải hợp lý, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân một cách tốt nhất.

2. Hiện trạng giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh

a) Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông.

Hệ thống giao thông đưng bộ trên địa bàn tỉnh hiện có tổng chiều dài 13.314,61 km, trong đó: 9 tuyến Quốc lộ có chiều dài 737,65 km chiếm 5,54%; 10 tuyến tỉnh lộ có chiều dài 397,19km chiếm 2,98%, đường đô thị có 302,60km chiếm 2,27%, đường huyện có 947,95 km chiếm 7,12% và đường giao thông nông thôn là 10.929,76km chiếm 82,09%.

Mạng lưới giao thông đường bộ hiện nay đã được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo kết nối liên hoàn từ Quốc lộ đến tỉnh lộ, đến đường giao thông nông thôn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tnh. Một số tuyến như cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 8, Quốc lộ 8C, đường ven biển đoạn Kỳ Xuân - Vũng Áng, tuyến tránh ngập lụt Hà Tĩnh - Kẻ Gỗ - Hương Khê,... sẽ được đầu tư hoàn chỉnh trong kỳ kế hoạch 2021-2030.

b) Hiện trạng phương tiện vận tải đưng bộ.

- Vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh bao gồm các loại hình: xe tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, xe taxi và các loại hình khác (xe ôm, xe xích lô, đường thủy nội địa,...), cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, gồm:

+ Xe tuyến cố định, gồm có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh (có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh), với 198 đầu xe;

+ Xe buýt tuyến cố định có 02 đơn vị hoạt động kinh doanh (có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh), với 128 đầu xe;

+ Xe hợp đồng có 25 đơn vị hoạt động kinh doanh (có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh), với 235 đầu xe; trong đó có 98 xe sử dụng hợp đồng truyền thống và 137 xe dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) sử dụng hợp đồng điện tử.

+ Xe taxi có 11 đơn vị hoạt động kinh doanh (có trụ sở, trụ sở chi nhánh đóng trên địa bàn tỉnh), với 717 đầu xe;

- Xe kinh doanh vận tải hàng hóa, bao gồm các loại hình: xe công-ten- nơ, xe đầu kéo, xe tải các loại, với 2.202 đầu xe.

Bảng tổng hợp phương tiện kinh doanh vận tải giai đoạn 2016-2020

STT

Loại xe

Số lượng phương tiện (đầu xe)

Ghi chú

2016

2017

2018

2019

2020

1

Xe khách tuyến cố định

186

190

196

182

198

 

2

Xe hợp đồng

80

88

97

97

235

 

3

Xe buýt

126

130

130

130

128

 

4

Xe taxi

742

794

806

790

717

 

5

Xe vận tải hàng hóa

760

1.157

1.813

2.048

2.202

 

3. Kế hoạch phát triển số lượng phương tiện

[...]