Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2023 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2023-2025

Số hiệu 235/KH-UBND
Ngày ban hành 23/11/2023
Ngày có hiệu lực 23/11/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Thực Hiện
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 235/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 23 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ BỀN VỮNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

Căn cứ Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Bảo đảm kiểm soát hiệu quả, bền vững dịch COVID- 19 để bảo vệ tối đa sức khỏe của người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giảm số mắc COVID-19, nhất là ở nhóm nguy cơ cao và dễ bị tổn thương;

b) Giảm ca nặng và tử vong do COVID-19;

c) Đảm bảo việc quản lý bệnh COVID-19 bền vững cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

a) Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch; nhất là đầu tư phát triển hệ thống y tế, nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở;

b) Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu đơn vị; bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, tự chịu trách nhiệm; thực hiện quan điểm thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo đi đôi với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện, bảo đảm nguồn lực và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng y tế, lực lượng tuyến đầu trong phòng, chống dịch;

c) Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp phù hợp với việc đáp ứng tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trên cơ sở thực tế đảm bảo đáp ứng tốt các tình huống dịch xảy ra;

d) Triển khai Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng; lồng ghép tiêm chủng vắc xin phòng, chống COVID-19 vào chương trình tiêm chủng thường xuyên trên địa bàn thành phố;

đ) Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện các chính sách liên quan đến thanh toán chi phí khám, chữa bệnh COVID-19 khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B;

e) Chỉ đạo, hướng dẫn việc giải quyết những ảnh hưởng do COVID-19 trong việc thực hiện các dịch vụ y tế cơ bản như: công tác tiêm chủng mở rộng, công tác dinh dưỡng, phòng chống các bệnh không lây nhiễm và các biểu hiện hậu COVID-19,...

2. Công tác chuyên môn

a) Công tác giám sát:

- Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước, cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình dịch bệnh;

- Lồng ghép giám sát COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm giám sát trọng điểm hội chứng Cúm, giám sát viêm phổi nặng do vi rút, giám sát đặc điểm di truyền của vi rút SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của vi rút;

- Thực hiện đánh giá nguy cơ định kỳ và đột xuất, triển khai ngay đáp ứng nhanh trong công tác phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ;

- Rà soát, sửa đổi, cập nhật hướng dẫn giám sát và phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp tình hình dịch các quận, huyện trên địa bàn thành phố;

- Phối hợp với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giám sát, gửi mẫu xét nghiệm giải trình tự gen để phát hiện sớm các biến chủng mới đối với các trường hợp dương tính từ người nhập cảnh, chùm ca bệnh lây lan nhanh, các trường hợp chuyển nặng bất thường hoặc tái nhiễm.

b) Công tác điều trị:

- Bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại cơ sở khám, chữa bệnh;

- Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong các cơ sở y tế, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, người bệnh hồi sức tích cực, thận nhân tạo...);

- Triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng; theo dõi và kịp thời điều trị các biến chứng sau khi mắc COV1D-19;

[...]