Kế hoạch 232/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030

Số hiệu 232/KH-UBND
Ngày ban hành 04/12/2024
Ngày có hiệu lực 04/12/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Phước Hiền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 232/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 04 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ các Quyết định: số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030; số 3394/QĐ-BNN-KTHT ngày 11/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030; số 2771/QĐ-BNN-KH ngày 08/8/2024 Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 5333/TTr-SNNPTNT ngày 14/11/2024, ý kiến thống nhất của Thành viên UBND tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, với các nội dung sau:

Phần I

THỰC TRẠNG CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

I. Số lượng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

1. Trồng trọt

- Diện tích sản xuất cây trồng ngắn ngày (gồm: lúa, ngô, lạc, sắn, rau, đậu) là 117.190,1 ha, trong đó, sản xuất lúa 73.035,6 ha. Việc thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng đường nội đồng, kiên cố hóa kênh mương nội đồng đã góp phần xây dựng các cánh đồng lớn trong sản xuất. Toàn tỉnh đã thực hiện 1036 cánh đồng lớn với tổng diện tích 18.493,2 ha, trong đó: Trên cây lúa 901 cánh đồng với diện tích 17.299,3 ha; trên cây lạc 76 cánh đồng lớn với diện tích 1.061,5 ha; trên cây dưa các loại 51 cánh đồng với diện tích 507 ha, trên cây mía 8 cánh đồng với diện tích 75,3 ha.

- Số lượng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trồng trọt: 1.597 chiếc máy kéo 4 bánh, 4.589 chiếc máy kéo 2 bánh phục vụ làm đất, máy phun thuốc BVTV có gắn động cơ 9.622 chiếc, máy gặt đập liên hợp 932 chiếc, máy bơm nước 24.824 chiếc,...

- Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu như sau: Làm đất cây hàng năm (lúa, ngô, lạc, sắn, rau, đậu) đạt 75,6%; gieo, sạ, trồng 0%; chăm sóc phun thuốc BVTV bằng máy bơm có gắn động cơ đạt 36,6%; thu hoạch đạt 55%. Trong đó, sản xuất lúa tỷ lệ cơ giới hóa các khâu: Làm đất 95%, phun thuốc BVTV bằng máy bơm có gắn động cơ 60%, thu hoạch lúa 90%.

- Hộ dân đã áp dụng máy cuộn rơm, rạ sau thu hoạch lúa nhằm tận thu phế phụ sau thu hoạch phục vụ cho chăn nuôi trâu, bò và làm nấm ăn. Tại huyện Mộ Đức: Trong năm 2024, có trình diễn máy sạ lúa theo cụm; từ năm 2021 - 2024, trình diễn phun thuốc bằng máy phun thuốc drone nhưng chưa đưa vào phục vụ sản xuất.

- Diện tích chưa được cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch chủ yếu là vùng miền núi, diện tích sản xuất nhỏ, giao thông đi lại khó khăn nên máy móc không thể tiếp cận được.

2. Chăn nuôi

- Tổng số lượng đàn gia súc là 710.250 con. Trong đó, đàn trâu 66.287 con, đàn bò 273.770 con, đàn heo 370.193 con. Toàn tỉnh, có 100 trang trại chăn nuôi, chiếm 81,9% tổng số trang trại của tỉnh.

- Trong chăn nuôi nông hộ, người dân đã sử dụng máy cắt cỏ, máy băm cỏ để thu hoạch, băm cỏ làm thức ăn cho trâu bò, sử dụng máy nghiền, máy trộn để chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Sản phẩm chăn nuôi được bán cho các công ty, người thu gom, cung cấp cho các lò mổ tập trung; Chất thải chăn nuôi được thu gom về hầm biogas để tập trung xử lý, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Trong chăn nuôi trang trại, đã đầu tư hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động, sử dụng bộ điều chỉnh làm mát và sưởi ấm tự động, sử dụng máy bơm nước để vệ sinh chuồng trại; ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi an toàn sinh học, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chất thải được thu gom về hầm biogas, xử lý tập trung để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

- Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong chăn nuôi: Thức ăn, nước uống đạt 50,4%, chuồng trại 32,8%, thu hoạch sản phẩm 28%, xử lý chất thải 39,9%.

3. Thủy sản

- Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh 1.351 ha. Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sản xuất: Thức ăn 22,5%, nuôi trồng 16,3%, thu hoạch sản phẩm 4,7% và xử lý chất thải 8,8%.

- Trong nuôi trồng thủy sản đã sử dụng hệ thống sục khí bằng máy, máy chế biến thức ăn, máy trộn thức ăn, thiết bị cho ăn tự động, hệ thống lọc nước tuần hoàn, sử dụng máy tự động đo các chỉ số về thủy hóa môi trường ao nuôi, xử lý chất thải bùn, nạo vét ao hồ bằng máy cơ giới,...

4. Lâm nghiệp

- Diện tích đất rừng sản xuất thuộc quy hoạch 03 loại rừng toàn tỉnh 143.252,68 ha. Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu sản xuất: Làm đất 33,2%, trồng 1,5%, chăm sóc 5,6% và thu hoạch 65%.

- Trong sản xuất lâm nghiệp sử dụng máy múc để xới đất, máy cắt cầm tay để cắt thực bì, máy cưa xăng để thu hoạch, vận chuyển sản phẩm bằng xe ô tô, máy kéo vận chuyển ở nông thôn.

5. Diêm nghiệp

- Diện tích sản xuất muối 103 ha tập trung trên địa bàn thị xã Đức Phổ. Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất muối: Vận chuyển đạt 90%, các khâu: cung cấp nước, thu gom muối, thu hoạch làm bằng thủ công.

- Thực trạng hạ tầng đồng muối: Hệ thống thủy lợi dài hơn 5 km, mặt đê bằng đất ruộng rộng trung bình 3 m, hiện nay lồi lõm cục bộ, mái ta luy chưa được gia cố gây sạt lở, gây khó khăn trong điều tiết; đường nội đồng cánh đồng muối có 10 tuyến, tổng chiều dài 4 km, mặt đường đất rộng 2 m, hiện nay thường xuyên bị xói mòn, sạt lở, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển phục vụ sản xuất; kho bảo quản muối chưa có.

(Chi tiết tại phụ lục 01, 02 kèm theo)

II. Đánh giá chung

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ