Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2021 về khảo sát đánh giá hiệu quả tác động công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 23/KH-UBND
Ngày ban hành 26/01/2021
Ngày có hiệu lực 26/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Ngọc Hè
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 26 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Công văn số 3650/BTP-PBGDPL ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch khảo sát đánh giá hiệu quả tác động công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nhằm đánh giá chính xác hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố. Qua đó, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật liên quan;

b) Thông qua hoạt động khảo sát để đánh giá hiệu quả tác động công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố. Qua đó, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới.

2. Yêu cầu

a) Việc thu thập thông tin khảo sát phải được đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, thống nhất thông tin thu nhận được từ hoạt động đánh giá, chấm điểm của các cá nhân để làm cơ sở đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố;

b) Hoạt động khảo sát phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, tính chính xác, tiết kiệm, hiệu quả đối với đối tượng, phạm vi, nội dung đánh giá.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nội dung khảo sát

Thực hiện khảo sát đánh giá hiệu qutác động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với xã hội theo Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưng Bộ Tư pháp, cụ thể:

a) Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tự học tập, chủ động tìm hiểu pháp luật;

b) Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động biết pháp luật;

c) Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu pháp luật;

d) Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hài lòng về chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;

đ) Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do không hiểu biết pháp luật giảm.

2. Đối tượng, phạm vi, số lượng khảo sát

a) Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn thành phố;

b) Xây dựng Mẫu phiếu khảo sát cho hai nhóm đối tượng, cụ thể:

- Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở quận, huyện, xã, phường, thị trấn (Phiếu khảo sát số 01): 450 phiếu;

- Đối tượng là người dân trên địa bàn thành phố (Phiếu khảo sát số 02): 900 phiếu.

c) Tổng số phiếu khảo sát là 1.350 phiếu cho 1.350 người được khảo sát.

3. Phương pháp khảo sát

a) Phát phiếu khảo sát cho người được khảo sát và hướng dẫn người được phát phiếu khảo sát điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu:

- Phát phiếu khảo sát cho người dân khi đến liên hệ thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa của Sở Tư pháp và bộ phận một cửa tại quận, huyện và cấp xã;

- Phát phiếu khảo sát đến các cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức tại quận, huyện.

[...]