Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2292/KH-UBND năm 2016 hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Số hiệu 2292/KH-UBND
Ngày ban hành 29/09/2016
Ngày có hiệu lực 29/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Trương Minh Hiến
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2292/KH-UBND

Hà Nam, ngày 29 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Cụ thể hóa các nội dung trong việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức, cá nhân về quản lý chất lượng không khí.

- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí và nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

2. Yêu cầu:

- Tập trung chỉ đạo, phát huy cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân nhằm triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Thực hiện các nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí phù hợp với định hướng phát trin kinh tế - xã hội, quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh.

II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH:

1. Mục tiêu tổng quát:

Tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải và giám sát chất lượng không khí xung quanh nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

Kiểm soát tốt các nguồn khí thải, tập trung vào nguồn khí thải công nghiệp, năng lượng lớn (tại Phụ lục của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu) và giao thông, đến năm 2020 đảm bảo:

- 80% các cơ sở sản xuất tái chế st thép, hóa chất, phân bón hóa học, cơ sở xử lý rác thải bằng phương pháp đốt xử lý bụi và các khí thải SO2, NOx, CO đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

- 80% cơ sở sản xuất xi măng, 70% cơ sở sản xuất thép, hóa chất, phân bón hóa học, cơ sở có lò hơi công suất 20 tấn hơi/giờ, cơ sở đốt rác thải đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục với các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

- Kiểm kê khí thải cho 80% cơ sở sản xuất xi măng, 70% cơ sở sản xuất thép, hóa chất, phân bón hóa học, cơ sở đốt rác thải;

- Triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi PM10 và PM2.5 tại các nguồn thải chính (tập trung vào nguồn công nghiệp, năng lượng, giao thông và xây dựng);

- Hoàn thành thực hiện Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đán “Kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố”; Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khu mới.

Tăng cường năng lực về kiểm soát khí nhà kính, góp phần thực hiện cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.

Tăng cường công tác giám sát chất lượng không khí xung quanh thông qua việc tăng số lượng trạm quan trắc không khí xung quanh tự động liên tục tại các đô thị so với năm 2015 theo đúng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh; giám sát thường xuyên các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thông số VOCs, HC.

III. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO:

1. Quản lý chất lượng không khí phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh đđảm bảo tính hiệu quả, lấy phòng ngừa ô nhiễm là chính, kết hợp với xử lý, khắc phục ô nhiễm, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường không khí xung quanh.

2. Quản lý chất lượng không khí phải dựa trên phân tích chi phí lợi ích, được tiến hành thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm và lộ trình quản lý phù hợp với điều kiện của địa phương.

3. Quản lý chất lượng không khí là trách nhiệm của chủ các nguồn phát thải và các cơ quan quản lý Nhà nước với sự giám sát của nhân dân.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:

[...]