Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2017 hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng đã về nước và về nước trước hạn do yếu tố khách quan giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu 227/KH-UBND
Ngày ban hành 31/08/2017
Ngày có hiệu lực 31/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 227/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 31 tháng 8 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI HẾT HẠN HỢP ĐỒNG ĐÃ VỀ NƯỚC VÀ VỀ NƯỚC TRƯỚC HẠN DO YẾU TỐ KHÁCH QUAN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Thực hiện Chương trình hành động số 198-CTr/TU ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về lãnh đạo đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị quyết số 82/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2017-2020.

Theo kết quả tổng hợp, báo cáo về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2014-2016, toàn tỉnh có 1.863/1.728 lao động xuất cảnh (trong đó có 1.007 nữ) đạt 107,81% kế hoạch; thị trường người lao động đến làm việc gồm: Nhật Bản 909 lao động, Đài Loan 674 lao động, Hàn Quốc 100 lao động, Malaysia 159 lao động và các nước khác 21 lao động. Đạt được kết quả như trên là do sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của các địa phương, sự phối hợp tích cực của các cấp, ngành, đoàn thể, nhận thức của người lao động có sự chuyển biến..., thị trường lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao, ít rủi ro.

Nhằm kịp thời tập hợp, định hướng và hỗ trợ cho những người lao động đi làm việc tại nước ngoài hết hạn hợp đồng đã về nước và lao động về nước trước thời hạn do yếu tố khách quan trong những năm tới. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng đã về nước và lao động về nước trước thời hạn do yếu tố khách quan giai đoạn 2017 - 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Quán triệt sâu sắc trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiếp tục giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi về nước. Đồng thời, tập hợp được nguồn lao động có trình độ kỹ năng nghề, biết ngoại ngữ, có sức khỏe, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

Đồng hành, hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài hết hạn hợp đồng đã về nước, giúp đối tượng này tiếp cận được với những chủ trương, chính sách mới của tỉnh liên quan đến nghề nghiệp, việc làm và phát triển kinh tế của địa phương. Kết nối, giới thiệu việc làm cho các công ty, doanh nghiệp liên quan đến khả năng ngoại ngữ hoặc tay nghề của người lao động hoặc khuyến khích tiếp tục tham gia đi làm việc ở nước ngoài.

Thông qua hoạt động hỗ trợ, tiến hành vận động, khuyến khích đối tượng này tham gia khởi nghiệp liên quan đến thế mạnh sẵn có của địa phương, đặc biệt với kiến thức, kinh nghiệm thực tế và số vốn tích lũy được, những lao động trong các ngành nghề như nông, lâm, ngư nghiệp, cơ khí, xây dựng… có thể áp dụng mở ra những mô hình kinh tế vừa và nhỏ tại quê nhà để phát triển riêng cho gia đình mình.

Hoạt động hỗ trợ cần được triển khai một cách đồng bộ từ cấp Tỉnh đến cơ sở, chú trọng đến tính thiết thực và hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng đã về nước và về nước trước thời hạn do yếu tố khách quan.

2. Số lượng lao động đi làm việc nước ngoài từ năm 2014 - 2016 là 1.800 lao động (đã trừ 63 lao động ngoài tỉnh), cụ thể như sau:

STT

Đơn vị

NăM 2014

Năm 2015

Năm 2016

1

Huyện Cao Lãnh

19

73

133

2

Huyện Châu Thành

13

49

78

3

Huyện Hồng Ngự

3

26

69

4

Huyện Lai Vung

19

90

142

5

Huyện Lấp Vò

14

75

119

6

Huyện Tam Nông

14

60

120

7

Huyện Tân Hồng

9

24

54

8

Thành phố Cao Lãnh

18

43

90

9

Thành phố Sa Đéc

10

22

54

10

Thị xã Hồng Ngự

3

22

34

11

Huyện Thanh Bình

5

28

84

12

Huyện Tháp Mười

16

58

110

Tổng cộng

143

570

1.087

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 - 2020.

III. CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. 90% lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng đã về nước và về nước trước thời hạn do yếu tố khách quan tiếp cận được những chủ trương, chính sách mới của tỉnh liên quan đến phát triển kinh tế, nghề nghiệp, việc làm và khởi nghiệp.

2. Hỗ trợ, tư vấn định hướng đầu tư và sử dụng nguồn vốn hiệu quả cho 70% lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng đã về nước và về nước trước thời hạn do yếu tố khách quan.

3. Phối hợp với Công ty xuất khẩu lao động, các địa phương, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh giới thiệu việc làm cho 50% lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng đã về nước và về nước trước thời hạn do yếu tố khách quan phù hợp với nhu cầu, khả năng, trình độ tay nghề của người lao động.

4. Vận động ít nhất 70% lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng đã về nước tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ Người đồng hành (hoặc câu lạc bộ vận động lao động làm việc ở nước ngoài) tại địa phương.

5. Vận động ít nhất 60% lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng đã về nước tham gia sinh hoạt, tham gia thành viên nòng cốt các Câu lạc bộ khởi nghiệp tại các địa phương.

IV. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách mới của tỉnh

Tăng cường thông tin, tuyên truyền đầy đủ về chủ trương, chính sách mới của Tỉnh liên quan đến phát triển kinh tế, xây dựng địa phương khởi nghiệp, các chính sách hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hạn hợp đồng đã về nước thông qua việc phối hợp với Công ty xuất khẩu lao động, tổ chức tuyên truyền trong các buổi gặp gỡ, diễn đàn, nói chuyện chuyên đề giữa những lao động hết hạn hợp đồng đã về nước, gia đình người lao động với lãnh đạo tỉnh và các ban, ngành có liên quan.

Cập nhật danh sách người lao động trước khi kết thúc quá trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng hạn; giúp đỡ người lao động sau khi về nước phát huy những kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề, sử dụng hiệu quả nguồn vốn,… để tiếp tục tham gia phong trào “Khởi nghiệp” tại địa phương.

2. Tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp và việc làm

Tiến hành tư vấn, vận động, khuyến khích đối tượng này tham gia khởi nghiệp liên quan đến kinh nghiệm, tay nghề, thế mạnh sẵn có của địa phương, đặc biệt, với số vốn tích lũy được cùng kinh nghiệm thực tế, những lao động trong các ngành nghề nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi; ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng để mở cơ sở sản xuất, thành lập doanh nghiệp,...

Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn về khởi nghiệp; hỗ trợ, tư vấn định hướng đầu tư và sử dụng nguồn vốn hiệu quả cho các đối tượng này (mỗi năm tổ chức 02 lớp).

[...]