Kế hoạch 2264/KH-UBND năm 2019 về phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng do tỉnh Bến Tre ban hành

Số hiệu 2264/KH-UBND
Ngày ban hành 14/05/2019
Ngày có hiệu lực 14/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Hữu Lập
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2264/KH-UBND

Bến Tre, ngày 14 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHỐI HỢP ỨNG PHÓ TAI NẠN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Tai nạn tàu bay là một thảm họa, tùy vào mức độ tai nạn sẽ có hậu quả khác nhau, nhưng hầu hết các vụ tai nạn liên quan đến tàu bay đều gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản

1. Tình hình liên quan đến tai nạn hàng không dân dụng (HKDD)

a) Tình hình tàu bay HKDD

Trên địa bàn tỉnh Bến Tre không có tàu bay dân dụng, đường bay quốc tế qua không phận của tỉnh có khoảng 03 đường, đường bay nội địa 03 đường. Không có sân bay quân sự và lưỡng dụng. Trên địa bàn chỉ xác định 09 vị trí làm bãi đáp trực thăng trong thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố thiên tai.

Vì tính chất, thiệt hại của tai nạn tàu bay, nên nếu để xảy ra sự cố sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho con người, tài sản, môi trường, trật tự, an toàn xã hội. Do đó, công tác quản lý, bảo đảm an toàn bay đòi hỏi những yêu cầu rất nghiêm ngặt về con người, trang thiết bị, tàu bay,... cũng như các quy trình về vận hành, an toàn lao động, xử lý sự cố,... và cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về an ninh, an toàn bay.

b) Nguyên nhân gây tai nạn HKDD

Nguyên nhân chủ yếu do lỗi kỹ thuật của phương tiện bay, thời tiết xấu, những vụ cướp tàu bay (khủng bố),....

c) Hậu quả do tai nạn HKDD gây ra

Làm hành khách, phi hành đoàn bị thương, chết; tàu bay bị hỏng; làm cháy khu dân cư, khu công nghiệp, kho, trạm (hóa chất, vũ khí) do tàu bay bị nổ, ảnh hưởng môi trường do sự cố tràn nhiên liệu từ tai nạn hàng không.

2. Lực lượng ứng phó với tai nạn HKDD

a) Trên đất liền

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tnh, Bộ CHQS tỉnh và Công an tỉnh trực tiếp chỉ huy hiện trường, đồng thời thông báo cho các cơ quan phối hợp triển khai ngay công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Quá trình triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn phải đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, triển khai các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn hiện có của các đơn vị đến hiện trường để thực thi nhiệm vụ.

- Sở Y tế: Chỉ đạo cơ sở y tế các địa phương có sự cố phối hợp với Bệnh viện tỉnh triển khai công tác cứu thương (đội ngũ y, bác sĩ, trang thiết bị y tế, một số cơ số thuốc cần thiết và xe cứu thương phục vụ cấp cứu). Trong điều kiện cần thiết Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các cơ quan y tế thành lập bệnh viện dã chiến tại hiện trường để cấp cứu ban đầu sau đó chuyển đến các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

- Sở Giao thông vận tải: Thường xuyên cập nhật các thiết bị thi công có thể thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn và các loại phương tiện vận chuyển trên địa bàn tỉnh, tùy theo từng trường hợp xảy ra tai nạn cụ thđể huy động lực lượng, các phương tiện của địa phương cũng như các nhà thầu đang thi công trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn nhằm phục vụ hiệu quả nhất về công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.

- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Phối hợp với Công an tỉnh, Cục hàng không để nắm bắt đồng thời báo cáo với Bộ Ngoại giao đối với trường hợp có người mang quốc tịch nước ngoài (ngoại kiều, việt kiều) trong vụ tai nạn.

Trường hợp tàu bay xảy ra tai nạn nằm ở vị trí hiểm trở không có các tuyến giao thông đi đến, việc đi đến hiện trường của các lực lượng, phương tiện cứu hộ gặp khó khăn và những tình huống vượt khả năng ứng phó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiến nghị Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp tham gia tìm kiếm cứu nạn.

b) Trên biển

Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Công an tỉnh trực tiếp chỉ huy hiện trường, đồng thời thông báo cho các cơ quan phối hợp triển khai ngay công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn. Quá trình triển khai công tác cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn phải đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn, triển khai các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn hiện có của các đơn vị đến hiện trường để thực thi nhiệm vụ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thường xuyên cập nhật loại tàu đánh cá có công suất lớn và loại tàu lớn của các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, đng thời phối hợp với các ngành chức năng khác để thực hiện cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn khi có tai nạn xảy ra trên bin. Yêu cầu tàu thuyn, tàu vận tải của ngư dân ở nơi xảy ra tai nạn tích cực tham gia ứng phó, đồng thời phối hợp với Biên phòng tỉnh (bạn) để tham gia cứu hộ cứu nạn.

II. NHIỆM VỤ

1. Công tác phòng ngừa tai nạn HKDD

a) Công tác tuyên truyền, giáo dục

- Thực hiện tốt công tác quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền công tác ứng phó sự cố tai nạn trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp cán bộ và nhân dân hiểu biết về nguy cơ thiệt hại và có ý thức trách nhiệm trong công tác ứng phó với tai nạn HKDD và tìm kiếm cứu nạn có thể xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản...

- Chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện tốt phương án phòng ngừa, tìm kiếm, cứu nạn, phương án sơ tán, di dời dân khi có tình huống xảy ra.

b) Công tác huấn luyện, diễn tập

[...]