Kế hoạch 224/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025

Số hiệu 224/KH-UBND
Ngày ban hành 15/10/2018
Ngày có hiệu lực 15/10/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Thanh Hùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 224/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 15 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA “KHÔNG CÒN NẠN ĐÓI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025; Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người tỉnh Đồng Tháp; đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) do Chính phủ Việt Nam cam kết với Tổ chức Liên hợp quốc.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

a) Cơ bản các hộ có đủ lương thực, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng quanh năm

- Giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1.800 Kcal dưới 5%;

- Tăng mức tiêu thụ rau, củ, quả trung bình lên 400g/ngày/người.

b) Giảm suy dinh dưỡng trẻ em dưới hai tuổi, với các chỉ tiêu sau:

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 2 tuổi xuống dưới 20%;

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm ở trẻ em dưới 2 tuổi xuống dưới 5%;

- Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (<2.500 gram) xuống dưới 8%.

c) Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững: 100% hộ tham gia chương trình được tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã và liên kết sản xuất.

d) Phần lớn các hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập: Các hộ tham gia chương trình có tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng thu nhập 10%.

e) Phấn đấu không còn thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

(Chi tiết xem Phụ lục đính kèm)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Lồng ghép các nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; nguồn khuyến công, khuyến nông; các chương trình, dự án khác và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực có trách nhiệm phối hợp, đôn đốc sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Bộ ngành Trung ương theo định kỳ, hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

2. Sở Tài chính

Thẩm định dự toán phân khai vốn thực hiện Kế hoạch của các sở, ngành, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thanh toán, quyết toán theo quy định.

3. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

[...]