Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2022 về triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 222/KH-UBND
Ngày ban hành 30/06/2022
Ngày có hiệu lực 30/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Văn Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 222/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 30 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, ÁP DỤNG, DUY TRÌ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

Căn cứ Kế hoạch số 328/KH-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 2703/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước của tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2021 - 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (gọi tắt là ISO điện tử) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2022 - 2025 với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động của cơ quan hành chính; tham gia xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh.

- ng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, góp phần hiện đại hóa nền hành chính và đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan; ứng dụng công nghệ thông tin trong các quy trình xử lý công việc: điện tử hóa các quy trình nghiệp vụ, các biểu mẫu, số hóa hồ sơ, lưu trữ điện từ, sử dụng chữ ký số trong phê duyệt tài liệu, ban hành và phân phối tài liệu điện tử thay thế tài liệu giấy.

- Thử nghiệm thực hiện việc kiểm tra hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của các cơ quan hành chính thông qua môi trường số.

- Làm bước đệm để có cơ sở đánh giá tính khả thi, khả năng nhân rộng đối với việc áp dụng ISO điện tử tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

a) Sử dụng phần mềm trong việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (gọi tắt là phần mềm ISO điện tử).

Phần mềm ISO điện tử phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

- Tính tiện dụng: có thể truy cập, sử dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng; không phụ thuộc vào loại thiết bị.

- Tính tức thời: cung cấp thông tin tức thời, chính xác cho các đối tượng người dùng (lãnh đạo, tổ chức, cá nhân, chuyên viên,...).

- Tính an toàn, bảo mật: đảm bảo an toàn - an ninh mạng cho hệ thống thông tin của tỉnh; đảm bảo an toàn thông tin của tổ chức, cá nhân.

- Tuân thủ yêu cầu, quy định tại các văn bản liên quan:

+ Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

+ Thông tư số 26/2014/TT-BKHCN ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

+ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu.

+ Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

+ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

+ Quyết định số 3652/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Tiền Giang phiên bản 2.0.

- Được cài đặt và lưu trữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của đơn vị cung cấp giải pháp trong giai đoạn thí điểm.

b) Việc triển khai thí điểm ISO điện tử phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, giải pháp công nghệ; xem xét khả năng kế thừa các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin hiện có của tỉnh; tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống Chính quyền điện tử đang vận hành tại tỉnh; kết nối với các phần mềm một cửa điện tử, phần mềm quản lý văn bản và điều hành,...; không để xảy ra tình trạng chồng chéo, sử dụng nhiều phần mềm để giải quyết cùng một nội dung công việc.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Triển khai thí điểm ứng dụng phần mềm ISO điện tử tại 03 đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ