Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 2703/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 2703/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/10/2021
Ngày có hiệu lực 18/10/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Nguyễn Văn Vĩnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2703/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 18 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH TIỀN GIANG, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tchức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình), với các nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Quán triệt chủ trương của Đảng về cải cách hành chính là một trong nhng đột phá phát triển đất nước; gắn cải cách hành chính đồng bộ với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

3. Các nội dung cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn và góp phần thúc đy thực hiện thng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn.

4. Cải cách hành chính phải gắn với nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành động sáng tạo; đổi mới lề lối làm việc, phương thức quản trị hiện đại, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; tận dụng có hiệu quả thành tựu, tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp ln thứ tư, với lộ trình, bước đi phù hợp, tránh mọi biểu hiện bàng quan, thiếu tự tin, thụ động, nhưng không nóng vội, chủ quan, duy ý chí.

5. Cải cách hành chính phải kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được trong cải cách hành chính nhà nước giai đoạn vừa qua; tiếp thu những kinh nghiệm, những bài học thành công trong cải cách của các nước có nên hành chính phát triển để vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp.

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục xây dựng nền hành chính tỉnh Tiền Giang hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế phù hợp, đầy đủ, rõ ràng, làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; đảm bảo đồng bộ, liên thông, thống nhất giữa quy định của các cấp; tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kiện toàn, củng cố cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cấp cơ sở tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hiện đại. Phối hợp, phân cấp, phân công, phân quyền, ủy quyền hợp lý, hiệu quả giữa các cấp, các ngành gắn với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chuyên nghiệp cao, năng động, sáng tạo. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số của tỉnh.

2. Mục tiêu chủ yếu

a) Cải cách thể chế

- Hoàn thành 100% nhiệm vụ, nội dung công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật và xử lý các kết quả theo dõi thi hành pháp luật đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

- 100% văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, hệ thống hóa kịp thời.

- Kịp thời tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế sau khi nhận được kết luận kiểm tra văn bản có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.

- Đến năm 2025: triển khai, phối hợp tổ chức thực hiện quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để cơ bản hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước, trọng tâm là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển.

- Đến năm 2030: triển khai, phối hợp tổ chức thực hiện quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để hoàn thiện toàn diện, đồng bộ và vận hành có hiệu quả thế chế của nền hành chính hiện đại, thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển tỉnh, đất nước.

b) Cải cách thủ tục hành chính

- 100% thủ tục hành chính được kiểm soát theo quy định về ban hành thủ tục hành chính và xử lý các vấn đề phát hiện qua rà soát thủ tục hành chính.

- 100% thủ tục hành chính được công bố, công khai và đăng tải trên Cổng thông tin của quốc gia, tỉnh, cơ quan, địa phương đúng thời gian quy định.

- 100% thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả đúng theo quy định (quy trình, chất lượng, thời gian,...).

[...]