Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 233/KH-UBND năm 2021 thực hiện đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Số hiệu 233/KH-UBND
Ngày ban hành 20/10/2021
Ngày có hiệu lực 20/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chử Xuân Dũng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 233/KH-UBND

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”, Quyết định số 458/QĐ-BTTTT ngày 07/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Triển khai hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025” (gọi tắt là Đề án).

- Nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể

- Thiết lập tối thiểu 01 kênh truyền thông để tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin để thu hút, tiếp cận tối đa người sử dụng tham gia, kết nối trên nhiều nền tảng khác nhau.

- 100% các Sở, Ban, ngành Thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, đô thị thông minh cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Trên 80% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố có các chương trình hàng năm tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng; 50% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có các chương trình hàng năm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn khả năng đọc tin, tư duy phê phán, phản biện về các thông tin sai lệch trên mạng nhằm tạo dựng một thế hệ mới có tư duy và sử dụng hiệu quả, tích cực trên không gian mạng.

- Trên 80% người sử dụng nói chung và 100% sinh viên trên địa bàn Thành phố được tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ mất an toàn thông tin và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng; các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về an toàn thông tin.

- 100% các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố thực hiện tuyên truyền, phổ biến nguy cơ, quy trình điều phối ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin; trách nhiệm và quy tắc nghề nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin.

- Trên 90% phóng viên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lãnh đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố được phổ biến về các nguy cơ, hậu quả và trách nhiệm trong vấn đề mất an toàn thông tin; xu hướng và tình hình mất an toàn thông tin tại Việt Nam và trên thế giới.

- 100% người đứng đầu các cơ quan, tổ chức nhà nước Thành phố được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; ý thức được hậu quả cũng như trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sự cố mất an toàn thông tin.

- 80% cơ quan, tổ chức được tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin trong nước.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội

- Thiết lập, duy trì và phát triển tối thiểu 01 kênh truyền thông để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng về bảo đảm an toàn thông tin.

- Cập nhật, tiếp nhận các nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế,... về an toàn thông tin từ Trung ương và các nguồn có uy tín để đăng, phát trên các trang mạng xã hội, các kênh, nền tảng khác nhau và trên phương tiện truyền thông đại chúng.

- Các cơ quan báo chí Thành phố và các cơ quan báo chí Trung ương ký Chương trình phối hợp công tác với Thành phố xây dựng phóng sự, tin, bài, ảnh và nhiều thể loại thông tin báo chí khác để tuyên truyền phổ biến kiến thức về an toàn thông tin.

- Chuyên trang An toàn thông tin của Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên, kịp thời cập nhật các văn bản chỉ đạo; tin, bài tuyên truyền về lĩnh vực an toàn thông tin.

- Cổng/Trang thông tin điện tử của các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cập nhật các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, đăng tải các tin, bài tuyên truyền về an toàn thông tin và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng.

2. Tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở

Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống thông tin cơ sở (đài truyền thanh, bảng tin thông tin cơ sở, tuyên truyền viên và báo cáo viên cơ sở...) tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về an toàn thông tin; phổ biến kiến thức về an toàn thông tin và các kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng.

3. Tuyên truyền thông qua ấn phẩm trực quan

- Phát hành các ấn phẩm trực quan, tài liệu tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin.

- Xây dựng, sưu tầm cẩm nang, video nhận thức cơ bản, hướng dẫn sử dụng các thiết bị thông minh, nhận biết các mối nguy cơ trên không gian mạng; đăng tải hoặc phát trên các kênh truyền thông xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng và báo chí.

[...]