Kế hoạch 217/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 34/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023-2025

Số hiệu 217/KH-UBND
Ngày ban hành 18/01/2023
Ngày có hiệu lực 18/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Nguyễn Long Biên
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 217/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 18 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 34/CT-TTG NGÀY 21/12/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2023-2025

Thực hiện Thông báo số 55-TB/BĐHĐAQCN ngày 26/11/2022 của Ban Điều hành Đề án Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về Kết luận của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 34/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án Đưa nội dung Quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân;

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tiếp tục tăng cường quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án Đưa nội dung Quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân;

b) Tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về tầm quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.

2. Yêu cầu

a) Tiếp tục phối hợp đồng bộ, kịp thời trong việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện có kết quả việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trên địa bàn tỉnh;

b) Kết hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan đến việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trên địa bàn tỉnh.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo trên địa bàn tỉnh theo nội dung, lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.

2. Triển khai tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên các cấp trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy về quyền con người trên địa bàn tỉnh được tập huấn, bồi dưỡng.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong các cấp học trên phạm vi toàn tỉnh

a) Quán triệt và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về quyền con người và giáo dục quyền con người. Đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến chủ trương đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; quán triệt mục tiêu, định hướng, giải pháp, lộ trình thực hiện Đề án.

b) Cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục phổ thông và dạy nghề tiếp tục quán triệt nội dung Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 và Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh để hiểu biết, đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện Đề án.

c) Các sở, ban, ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quán triệt nội dung các văn bản trên đến cán bộ, công chức, viên chức để kịp thời, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao.

d) Các cơ quan thông tin truyền thông phối hợp tuyên truyền chủ trương đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo sự đồng thuận, phát huy hiệu quả sự tham gia của xã hội.

2. Triển khai chương trình, giáo trình, sách giáo khoa có nội dung về quyền con người

a) Triển khai tích hợp nội dung quyền con người trong chương trình các môn học (như Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật) đã được định hướng về nội dung trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (chương trình tổng thể).

b) Tiếp tục thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung quyền con người trong chương đào tạo giáo viên giáo dục công dân trình độ cao đẳng và trình độ đại học ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

3. Bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên

a) Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy trực tiếp các môn học về quyền con người hoặc các môn học có lồng ghép nội dung về quyền con người.

b) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức về quyền con người cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời bồi dưỡng kiến thức, phương pháp giảng dạy định kỳ cho giáo viên, giảng viên ở các cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đào tạo tập huấn.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy quyền con người

a) Đảm bảo các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Đề án

[...]