Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2022 về phát triển hạ tầng số trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 216/KH-UBND
Ngày ban hành 21/10/2022
Ngày có hiệu lực 21/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Trần Việt Trường
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 216/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 21 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Thành ủy Cần Thơ về việc chuyển đổi số thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 3205/CVT-PTHT ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Cục Viễn thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển hạ tầng số tại địa phương.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch phát triển hạ tầng số trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tập trung đầu tư trước, đồng bộ cho các nền tảng hạ tầng số thiết yếu bao gồm hạ tầng bưu chính, viễn thông, hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng kết ni Internet vạn vật (IoT) và hạ tầng nền tảng số (nền tảng quốc gia về danh tính s, địa chỉ số; các nền tảng cung cấp công nghệ như dịch vụ) đphục vụ chuyn đi số, phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của thành phố

2. Yêu cầu

- Phát triển hạ tầng số phải bám sát quan điểm, định hướng lớn, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và hoàn thành các mục tiêu trong Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Thành ủy Cần Thơ về việc chuyển đổi số thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

- Hạ tầng số được phát triển với năng lực cao, chất lượng tốt, băng thông rộng, an toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển của Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của thành phố; đồng thời bảo đảm mọi người dân đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ số tiên tiến với chất lượng cao, giá cước phù hợp.

- Hạ tầng số phát triển theo hướng mở, ảo hóa, tối ưu cho việc dùng chung để có thể được cung cấp như một dịch vụ, trong đó giải pháp đột phá là hạ tầng điện toán đám mây và các nền tảng số. Phát triển hạ tầng số phải đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ, có bước đi và lộ trình cụ thể.

- Hạ tầng số phải được phát triển theo hướng kết nối cơ sở dữ liệu tập trung, lưu trữ và trở thành một trong những trung tâm kết nối, trung tâm dữ liệu của khu vực và cả nước.

- Hạ tầng số là hạ tầng kinh tế xã hội, do đó phải an toàn, tin cậy, có chức năng về giám sát mạng lưới đến từng nút mạng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo niềm tin cho xã hội khi tham gia vào các hoạt động trên không gian mạng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu đến năm 2025

a) Hạ tầng viễn thông

- Hạ tầng viễn thông băng rộng (di động, cố định) phủ 100% các ấp, khu vực trên toàn thành phố.

-Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động 4G đạt 100%, tốc độ trung bình đạt 80Mb/s.

- 80% các hộ gia đình có Internet cáp quang.

-100% các tổ chức kinh tế xã hội như doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường học, bệnh viện, công sở, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu, phát triển, đi mới sáng tạo có kết ni Internet cáp quang tốc độ cao.

- 100% hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị có khả năng tích hợp cảm biến và ứng dụng IoT.

- 100% hoạt động sản xuất công nghiệp được hỗ trợ ứng dụng IoT.

- Dung lượng băng rộng di động (BRDĐ) tăng lên ít nhất 30%.

- 100% các hộ gia đình có ít nhất 1 thiết bị thông minh.

- Giảm số lượng người chỉ sử dụng (ID) điện thoại 2G xuống dưới 5%.

[...]