Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kế hoạch 1636/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, du lịch, cửa khẩu, đô thị và hạ tầng số) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 1636/KH-UBND
Ngày ban hành 27/06/2022
Ngày có hiệu lực 27/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Hoàng Xuân Ánh
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1636/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 27 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG (GIAO THÔNG, DU LỊCH, CỬA KHẨU, ĐÔ THỊ VÀ HẠ TẦNG SỐ) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2022-2025

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025, Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 06/5/2021 của Tỉnh ủy Cao Bằng về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Chương trình số 10-CTr/TU ngày 11/11/2021 của Tỉnh Ủy về phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, du lịch, cửa khẩu, đô thị, hạ tầng số) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, du lịch, cửa khẩu, đô thị, hạ tầng số) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, du lịch, cửa khẩu, đô thị, hạ tầng số) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, du lịch, cửa khẩu, đô thị, hạ tầng số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tích cực, chủ động phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vtrong Kế hoạch đã đề ra.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đến các cơ quan, đơn vị và nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

II. NHIỆM VỤ CỤ TH

1. Đối với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:

- Thực hiện hoàn thành giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bng) và triển khai các thủ tục đầu tư giai đoạn 2 đến cửa khẩu Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng);

- Thực hiện đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh phù hợp với nguồn lực của tỉnh trong giai đoạn 2022-2025;

- Hằng năm tổ chức sửa chữa các tuyến đường bị hư hỏng, ưu tiên các vị trí điểm đến, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

- Phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh phù hợp với nguồn lực từ 03 chương trình mục tiêu quốc gia; Huy động các nguồn lực xã hội để làm đường thôn, xóm với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Phn đu đạt được mục tiêu: 85% chiều dài các tuyến đường huyện, đường xã được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường, 100% xã có đường đến trung tâm xã được nhựa hóa/bê tông hóa.

- Xúc tiến triển khai thực hiện các thủ tục liên quan để tiến tới đề nghị Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ bổ sung sân bay Cao Bằng vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Đối với phát triển kết cấu hạ tầng du lịch:

- Tập trung triển khai các dự án phát triển du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm: thác Bản Giốc (huyện Trùng Khánh); các khu di tích quốc gia đặc biệt: Pác Bó (huyện Hà Quảng), địa điểm Chiến thắng Biên giới 1950 (huyện Thạch An), rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình); Động Dơi (huyện Hạ Lang);các trung tâm thông tin, các điểm di sản trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.

- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch: Khu liên hợp thể thao tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Nhà văn hóa trung tâm, sân vận động, sân thể thao trung tâm, khu vui chơi các xã (huyện Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hòa An).... tuyến phố đi bộ ven sông Bằng, bến thuyền; đập dâng nước và kè chống sạt lở bờ, bảo vệ dân cư bờ phải sông Bằng và Khu phức hợp chợ, bãi đỗ xe, mặt bằng tại khu vực Khu tái định cư 1 (thành phố Cao Bằng).

- Triển khai các hoạt động về sản phẩm du lịch - dịch vụ bổ trợ: Xây dựng các mô hình chụp ảnh (check in) các điểm di sản địa chất trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; phát triển đa dạng hóa các loại hình du lịch.

- Tập trung phát triển hệ thống giao thông và biển, bảng chỉ dẫn trên các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh: Các tuyến du lịch chính đến các khu điểm du lịch trọng điểm; các tuyến du lịch trong vùng Công viên địa chất; Các tuyến du lịch liên huyện, kết nối giữa các điểm du lịch; các tuyến vành đai biên giới,..

- Đầu tư hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các khu, điểm du lịch trọng điểm, du lịch cộng đồng và các điểm có tiềm năng phát triển du lịch. Mắt Thần núi, khu vực Đình Phong, Ngọc Côn (Trùng Khánh); Đèo 15 tầng Khau Cốc Chà (Bảo Lạc); hồ Khuổi Khoán (thành phCao Bằng) ...

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch:

+ Phát triển hạ tầng công nghệ, số hóa dữ liệu ngành du lịch; xây dựng kho dữ liệu về du lịch Cao Bằng; triển khai chuyển đổi số trong hoạt động truyền thông, xúc tiến, quảng bá du lịch và định hướng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động lữ hành.

+ Đầu tư ứng dụng công nghệ hỗ trợ du khách thuận tiện tra cứu thông tin du lịch: lắp đặt bảng trình chiếu điện tử và các booth (gian hàng tự động) tại trung tâm thành phố, điểm đến, xe bus, xe điện... phục vụ khách du lịch.

[...]