Kế hoạch 2120/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Quyết định 414/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai Nghị quyết 32/2016/QH14 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 2120/KH-UBND
Ngày ban hành 07/08/2017
Ngày có hiệu lực 07/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Đức Tuy
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2120/KH-UBND

Kon Tum, ngày 07  tháng 8  năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 414/QĐ-TTG NGÀY 04/4/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI CƠ CẤU TẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc Hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; UBND tnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. Nội dung, nhiệm vụ:

1. Rà soát, xây dựng trình cấp thẩm quyền ban hành kế hoạch, đề án, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bn điều hành quản lý, các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình, các nhiệm vụ đtriển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2. Tiếp tục tổ chức quán triệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự chuyn biến về nhận thức và hành động của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên cập nhật, đưa tin phổ biến cách làm hay, các mô hình hiệu quả, gương điển hình tiên tiến về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kịp thời khuyến khích, động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình trong Phong trào thi đua “Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới”.

3. Xác định các tiêu chí về hạ tng nông thôn, cải thiện đời sống người dân, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, ci thiện môi trường nông thôn làm trọng tâm để tập trung chỉ đạo; tiếp tục nâng cao sức khỏe trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của các địa phương, sự vững mạnh của hệ thống chính trị; xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu gn liền với đô thị văn minh; tăng cường các giải pháp để bảo đm hỗ trợ các huyện, xã khó khăn có số tiêu chí đạt còn thấp. Nghiêm túc công nhận xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đảm bảo chất lượng, thực chất, không chạy theo thành tích. Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, cần tập trung rà soát, nâng cao chất lượng các tiêu chí để tiếp tục phấn đấu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

4. Phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tin từng vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân [1]).

5. Đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện Chương trình, gắn kết chặt chẽ giữa Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chương trình mục tiêu, các dự án hỗ trợ khác trên địa bàn; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút đầu tư vào bảo vệ và xử lý môi trường, giao thông nông thôn, hạ tầng thương mại, cung cấp nước sạch, dịch vụ văn hóa - thể thao; công khai các khoản đóng góp của dân, theo nguyên tắc tự nguyện và do hội đồng nhân dân cấp xã thông qua. Rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên bố trí vốn thanh toán nợ đọng trước khi bố trí vốn cho các dự án khởi công mới; xây dựng kế hoạch, lộ trình xử dứt điểm trước năm 2019, không đphát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới; tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tquốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới. Định kỳ, tổ chức điều tra về sự hài lòng của người dân đối với tiến độ và kết quthực hin xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Thiết lp hệ thng giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình. Kiểm đim, xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân người đứng đầu nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bn sai quy định trong thực hiện Chương trình.

8. Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, nâng cao nhận thức và chất lượng của các cấp ủy Đng, chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng nông thôn mới; bố trí đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và tâm huyết để làm chuyên trách về xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu công việc nhưng đảm bảo nguyên tắc không làm tăng phát sinh biên chế ở từng cấp; tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ cộng đồng thôn.

II. Tổ chức thực hiện

1. Đối với các Sở, ngành:

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh Kon Tum phân công các thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh phụ trách các xã đim giai đoạn 2016 - 2020 và phân công nhiệm vụ các Sở, ban ngành phụ trách tiêu chí nông thôn mới; Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 23/9/2016 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020, có tính đến năm 2025; các đơn vị, thành viên Ban chỉ đạo khẩn tơng tập trung triển khai thực hiện một số nội dung sau:

- Ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới và các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

- Tập trung xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm, hàng năm đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới các địa phương đảm bảo rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện thực tin. Từng Sở, ngành phải cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ vxây dựng nông thôn mới trong kế hoạch hàng năm của ngành; phân công rõ trách nhiệm cho từng cấp, từng ngành, từng đơn vị cá nhân; chỉ đạo trọng tâm, trọng điểm, khắc phục triệt đnhững tồn tại, hạn chế trong thời gian qua;

- Chđộng tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở, ngành và địa bàn được phân công phụ trách; định kỳ 6 tháng và hàng năm tng hp báo cáo kết quả thực hiện gửi SNông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình (Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh) đ tng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở nông nghiệp và phát trin nông thôn:

- Phối hợp với các Sở ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Chtrì, phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án mi xã một sản phẩm giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương:

- Tham mưu UBND tỉnh về cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời các giải pháp về huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.

- Tham mưu UBND tỉnh cơ chế đối ứng ngân sách địa phương đthực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đảm bảo theo quy định.

4. Sở Tài chính chủ trì, hướng dẫn các địa phương trong việc thanh quyết toán vốn thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ch trì đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc chuyn dịch cơ cấu lao động nông thôn; nâng cao hiệu quả chương trình đào tào nghề cho lao động nông thôn; phối hợp lồng ghép thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững với Chương trình xây dựng nông thôn mới.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì nghiên cu, đề xuất các giải pháp tích cực đđẩy mạnh xử lý môi trường nông thôn, nhất là ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

7. Công an tỉnh chủ trì đề xuất các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực nông thôn, hạn chế tiêu cực, tệ nạn xã hội, kiềm chế tai nạn giao thông.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của các vùng; phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức tt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ