Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2023 thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025

Số hiệu 212/KH-UBND
Ngày ban hành 07/06/2023
Ngày có hiệu lực 07/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 07 tháng 06 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình;

Căn cứ Quyết định số 979/QĐ-BVHTTDL ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đến năm 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030;

Uỷ ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền, giáo dục về cách ứng xử trong gia đình, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần đưa các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam vào đời sống gia đình hiện đại trong tình hình mới và hội nhập quốc tế.

- Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của cá nhân, gia đình, xã hội đối với việc giữ gìn, bảo vệ các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống và trí tuệ; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; góp phần xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo.

2. Yêu cầu

Các hoạt động triển khai Kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, thiết thực; thu hút sự quan tâm, tham gia hưởng ứng của các gia đình, cộng đồng dân cư.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Đối tượng

Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình (gọi tắt là Bộ tiêu chí) áp dụng cho các thành viên gia đình bao gồm: vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, anh, chị, em nuôi; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại, cháu nuôi; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; những người cùng gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.

2. Phạm vi áp dụng

Bộ tiêu chí này áp dụng với mọi gia đình và thành viên gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

III. NỘI DUNG CỦA BỘ TIÊU CHÍ

1. Tiêu chí ứng xử chung: Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ

- Nguyên tắc “Tôn trọng”: đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá, quan điểm, sự lựa chọn và lợi ích của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

- Nguyên tắc “Bình đẳng”: có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

- Nguyên tắc “Yêu thương”: có tình cảm gắn bó, quan tâm chăm sóc nhau.

- Nguyên tắc “Chia sẻ”: cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

2. Tiêu chí ứng xử của vợ chồng: Chung thủy, nghĩa tình

- Vợ chồng cùng nhau xây dựng hôn nhân bền vững, không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

- Yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ công việc trong gia đình, cùng có trách nhiệm nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình.

- Tạo điều kiện giúp đỡ nhau lựa chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Lắng nghe, cùng nhau thảo luận, thống nhất và quyết định những vấn đề chung của gia đình; hòa nhã với nhau.

[...]