Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2020 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 212/KH-UBND
Ngày ban hành 03/11/2020
Ngày có hiệu lực 03/11/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/KH-UBND

Sơn La, ngày 03 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW;

Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

Quyết định số 2323/BTTTT-THH ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;

Kế hoạch số 202-KH/TU ngày 23/3/2020 của Tỉnh ủy Sơn La về thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Quyết định số 3039/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Sơn La phiên bản 2.0;

Quyết định số 3250/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Đề án xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Sơn La giai đoạn 2020-2025;

Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 08/6/2020 của UBND tỉnh Sơn La về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2021-2025 để tiến tới chính quyền tương tác, minh bạch, sử dụng dữ liệu số để tối ưu hóa hoạt động, chuyển đổi và cung cấp các dịch vụ số mới dựa trên nhu cu của người dân, doanh nghiệp, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số trong toàn tỉnh và quốc gia.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- 100% các văn bản chỉ đạo, thông tin điều hành của các cơ quan nhà nước được cập nhật, xử lý qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hsơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ văn bản, hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

- Trên 70% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh;

- Rút ngắn từ 30% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử;

- 100% cơ quan nhà nước thực hiện quản lý cán bộ, quản lý tài chính - kế toán qua môi trường số.

2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- 80% người dân, doanh nghiệp hài lòng với các dịch vụ số của chính quyền;

- 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã ứng dụng hệ thống thông tin một cửa điện tử dùng chung của tỉnh; 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 60% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng;

- 80% cơ quan nhà nước tham gia cung cấp dữ liệu mở, dưới định dạng máy có khả năng đọc, để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

3. Bảo đảm an toàn thông tin

- 100% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được bảo đảm an toàn theo cấp độ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giám sát an toàn thông tin.

4. Nguồn nhân lực

[...]