Kế hoạch 21/KH-UBND năm 2024 về Tổ chức thực hiện Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030” do tỉnh Trà Vinh ban hành

Số hiệu 21/KH-UBND
Ngày ban hành 18/03/2024
Ngày có hiệu lực 18/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Trà Vinh
Người ký Lê Văn Hẳn
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/KH-UBND

Trà Vinh, ngày 18 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO “CẢ NƯỚC THI ĐUA XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP, ĐẨY MẠNH HỌC TẬP SUỐT ĐỜI GIAI ĐOẠN 2023 - 2030”

Thực hiện Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”.

Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội, từ các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp đến mọi người dân trên địa bàn tỉnh về sự cần thiết, vai trò, tác động, ích lợi của học tập suốt đời và những điều kiện xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội thuận lợi nhất cho người dân được tiếp cận bình đẳng với hệ thống giáo dục mở, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập , đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” (sau đây viết tắt là Phong trào thi đua).

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập , để từ đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và mọi người dân chủ động, tích cực tham gia bằng những hành động và việc làm cụ thể, góp phần thực hiện thành công chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, của đất nước.

b) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương, đặc biệt vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc chỉ đạo, triển khai Phong trào thi đua. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân tích cực tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

c) Nội dung và hình thức thi đua thiết thực, hiệu quả nhằm bảo đảm công bằng xã hội về cơ hội học tập và bình đẳng xã hội về điều kiện học tập, bảo đảm mọi công dân đều được tiếp cận hệ thống giáo dục mở.

2. Yêu cầu

a) Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở ấp, khóm, tổ nhân dân tự quản, tạo nên cuộc vận động người người học tập, nhà nhà học tập, ngành ngành học tập, cả tỉnh học tập; lồng ghép vào thực hiện nhiệm vụ chính trị các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đất nước và hội nhập quốc tế.

b) Các nội dung, hình thức thực hiện phong trào thi đua phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đúng mục đích, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng; gắn kết với cuộc vận động phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Phong trào thi đua; định kỳ sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng trong toàn tỉnh các mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm sáng tạo trong xây dựng xã hội học tập.

II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA

Để phong trào thi đua đạt hiệu quả , người dân trong tỉnh được đảm bảo công bằng xã hội về cơ hội học tập , bình đẳng về điều kiện học tập và tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại; hình thành thói quen tự học trong cán bộ, công chức, viên chức và người dân; nâng cao ý chí phấn đấu trong học tập, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước và hội nhập quốc tế. Các sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp (sau đây viết tắt là cơ quan, đơn vị, địa phương) và người dân trong tỉnh cần quan tâm thực hiện tốt các nội dung:

1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và mô hình học tập trong điều kiện nền kinh tế số, xã hội số; thi đua học tập suốt đời; phát huy sáng kiến, sáng tạo, giải pháp, khuyến khích và phát triển văn hóa học tập trong cộng đồng.

2. Rà soát, theo thẩm quyền xây dựng (hoặc đề xuất) hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội học tập cho mọi người dân trên địa bàn. Đẩy mạnh hoạt động của các thiết chế giáo dục chính quy và không chính quy, thiết chế văn hóa, các trung tâm học tập cộng đồng, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các đối tượng học tập suốt đời.

3. Triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp và tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia, phối hợp của các tổ chức, cá nhân trong việc thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

4. Thi đua nâng cao năng lực sử dụng các công nghệ học tập hiện đại, chuyển đổi số trong các hoạt động học tập suốt đời; nâng cao năng lực số và năng lực sử dụng ngoại ngữ cho người dân, thực hiện học tập mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều phương pháp để phục vụ cho công việc đạt hiệu quả.

5. Thi đua đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, địa phương và xây dựng mô hình công dân học tập; xây dựng văn hóa học tập.

6. Thi đua tiếp cận kịp thời các xu thế và kinh nghiệm của các tỉnh, thành là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước và quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, học tập suốt đời, học tập trực tuyến trong hệ thống giáo dục mở, học tập từ xa...

III. TIÊU CHÍ THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

1. Tiêu chí thi đua

a) Đối với các sở, ban, ngành tỉnh

- Kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện (hoặc đề xuất cấp thẩm quyền hoàn thiện) cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến học, khuyến tài thúc đẩy xây dựng xã hội học tập , học tập suốt đời trong các lĩnh vực đời sống xã hội và những điều kiện bảo đảm để đáp ứng nhu cầu học tập của công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả với nội dung, hình thức p hong p hú, đa dạng để tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong nền kinh tế số, xã hội số, chính phủ số, chính quyền số; củng cố và hình thành thói quen chủ động, tự giác học tập, cập nhật kiến thức trên môi trường công nghệ với phương châm tự học hoàn thiện bản thân.

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho mọi đối tượng thuộc quyền quản lý; cung ứng các dịch vụ học tập cho mọi tầng lớp Nhân dân, các chương trình và tài liệu học tập theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

b) Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ