Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 6656/CT-BNN-TT về tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 209/KH-UBND
Ngày ban hành 03/10/2024
Ngày có hiệu lực 03/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Nguyễn Thành Công
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 209/KH-UBND

Sơn La, ngày 03 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 6656/CT-BNN-TT NGÀY 09/9/2024 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỨC KHỎE ĐẤT HƯỚNG TỚI SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Thực hiện Chỉ thị số 6656/CT-BNN-TT ngày 09/9/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững.

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 478/TTr-SNN ngày 23/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 6656/CT-BNN-TT ngày 09/9/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La, với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý sức khỏe đất để hướng tới sản xuất ngành nông nghiệp bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. Giúp người sản xuất nông nghiệp giảm chi phí phát sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo sản xuất bền vững.

Tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức sức khỏe của đất có tác động đến các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các Sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch hành động, cụ thể hóa văn bản, hoạt động tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định sức khỏe đất.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách của trung ương, chủ động xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án của địa phương về quản lý, nâng cao sức khỏe đất gắn với phát triển sản xuất trồng trọt bền vững phù hợp với điều kiện thực tế, lồng ghép các nội dung về tăng cường sức khỏe đất trồng trọt với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sức khỏe đất nói riêng và cơ sở dữ liệu cho lĩnh vực trồng trọt nói chung trong phạm vi được phân công.

2. Chủ động triển khai các hoạt động quản lý nhà nước, điều tra, đánh giá, cải tạo đất trồng trọt làm cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái và từng loại cây trồng của địa phương. Hướng dẫn, bố trí, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ này.

3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của sức khỏe đất với sản xuất trồng trọt; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về sức khỏe đất, đặc biệt đối với đối tượng là cán bộ quản lý, chuyên môn tại địa phương; phổ biến, hướng dẫn người dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, nâng cao sức khỏe đất gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng.

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý đất sản xuất trồng trọt; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, thoái hóa đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, làm ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe đất trồng trọt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

(Chi tiết phụ lục đính kèm).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp khi có yêu cầu.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu thành lập nhóm Công tác công tư cấp tỉnh khi có yêu cầu.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kịp thời, hiệu quả.

- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao sức khỏe đất gắn với phát triển sản xuất trồng trọt bền vững phù hợp với điều kiện thực tế.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất hợp lý.

- Nghiên cứu thực hiện thí điểm mô hình quản lý sức khỏe đất gắn với phát triển trồng trọt bền vững đối với cây trồng chủ lực tại một số vùng sản xuất tập trung theo hướng xã hội hóa.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Kiểm tra và đánh giá chất lượng tài nguyên đất, từ đó đề ra các giải pháp cải thiện đất đai, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức sản xuất nông nghiệp về việc áp dụng các biện pháp canh tác thân thiện với môi trường, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe đất.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các Sở, ban ngành, đơn vị có liên quan huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và các nguồn viện trợ quốc tế hợp pháp khác để triển khai thực hiện các hoạt động có liên quan đến công tác vệ sinh và cải tạo nâng cao sức khỏe đất.

[...]