Kế hoạch 2070/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 31/CT-TTg về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, tỉnh Quảng Trị
Số hiệu | 2070/KH-UBND |
Ngày ban hành | 12/05/2020 |
Ngày có hiệu lực | 12/05/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký | Hoàng Nam |
Lĩnh vực | Giáo dục,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2070/KH-UBND |
Quảng Trị, ngày 12 tháng 5 năm 2020 |
Thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, UBND tỉnh Quảng Trị xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
- Triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên nhằm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị TW 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”; Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 03/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, sinh viên và các văn bản khác có liên quan;
- Từng bước giảm dần tình trạng vi phạm đạo đức, lối sống trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Các cơ quan, đơn vị, trường học và các cơ sở giáo dục nghiêm túc, kịp thời tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 31/CT-TTg sâu rộng, có hiệu quả và tiết kiệm với hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn cụ thể. Triển khai lồng ghép với các nội dung, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
1. Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, ý nghĩa công tác giáo dục đạo đức lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lịch sử và truyền thông văn hóa dân tộc trong học sinh, sinh viên.
2. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề về nội dung giáo dục đạo đức, lối sống trong học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, các cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực về giáo dục đạo đức lối sống trong học sinh, sinh viên cho đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh; các sở, ban, ngành; các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn.
4. Thường xuyên thông tin, tuyên truyền gương “người tốt, việc tốt” trong học sinh, sinh viên trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức, trong thực hiện nếp sống văn minh và kỹ năng ứng xử có văn hóa, bảo đảm tính chuẩn mực, thân thiện trong các cơ sở giáo dục.
a) Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo và trải nghiệm. Tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm cho học sinh, sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội. Hướng dẫn học sinh, sinh viên sử dụng mạng xã hội đúng cách, không vi phạm các quy định của pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; khuyến khích cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo; hướng dẫn học sinh thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy phù hợp với lứa tuổi; tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề hàng năm do Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn; xây dựng và nhân rộng mô hình tốt, điển hình tiêu biểu trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
b) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; các văn bản, kế hoạch đã được tỉnh phê duyệt về giáo dục đạo đức, lối sống; xây dựng văn hóa trường học; tổ chức thực hiện có nền nếp hoạt động chào cờ, hát Quốc ca; thể dục giữa giờ; lao động, vệ sinh trường, lớp; tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tình nguyện vì cộng đồng; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư vấn học đường; từng bước tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động trợ giúp, tư vấn tâm lý học đường tại các cơ sở giáo dục.
c) Tiếp tục rà soát đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn học giáo dục đạo đức, các môn học chính khóa và các hoạt động giáo dục khác có liên quan; tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, giáo viên tư vấn tâm lý, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, giáo viên các bộ môn; phát huy vai trò và trách nhiệm nêu gương của cán bộ quản lý, nhà giáo về đạo đức, lối sống; thực hiện đổi mới phương pháp đánh giá đạo đức, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, sinh viên.
d) Triển khai các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
e) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm đạo đức, lối sống.
f) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chỉ đạo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc thông qua tuyên truyền vận động về Luật Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
b) Xây dựng, đề xuất trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách trợ giúp, tạo việc làm đối với các hộ gia đình nghèo để bảo đảm các quyền cơ bản của học sinh, sinh viên.
c) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em; tổ chức thực hiện tốt các giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.