Kế hoạch 207/KH-UBND thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2022

Số hiệu 207/KH-UBND
Ngày ban hành 29/03/2022
Ngày có hiệu lực 29/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Đỗ Thị Minh Hoa
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 207/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 29 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN NĂM 2022

I. MỤC TIÊU

1. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã giao tại các Kế hoạch thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2035 (sau đây gọi là Đề án), góp phần thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2022 bình quân đạt trên 3,5%.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giao cho cơ quan, đơn vị đảm nhiệm.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ, nội dung giao tại các Kế hoạch thực hiện Đề án, gồm: Kế hoạch số: 773/KH-UBND, 774/KH-UBND, 775/KH-UBND, 776/KH-UBND, 777/KH-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh; Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 25/12/2020; Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh giao các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai các nhiệm vụ, cụ thể như biểu chi tiết kèm theo.

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao năng lực quản lý, điều hành, chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện tốt các nội dung giao của Đề án trong năm 2022.

- Các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp triển khai nhiệm vụ giao trong năm 2022 phấn đấu đạt mục tiêu đề ra; chủ động, quyết liệt trong công tác chỉ đạo sản xuất, đặc biệt cấp cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất, phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất với hợp tác xã, doanh nghiệp; tổ chức sản xuất theo kế hoạch và yêu cầu của thị trường.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất. Đồng thời, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, phục vụ sản xuất và tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông, lâm nghiệp của tỉnh.

2.2. Công tác tuyên truyền

- Các Sở, ban, ngành liên quan phối hợp với địa phương tập trung tuyên truyền, vận động, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hoạt động sản xuất của người dân từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, tập trung, tổ chức lại sản xuất theo mô hình hợp tác xã, liên doanh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo sản phẩm nông sản sau khi sản xuất ra có thị trường tiêu thụ ổn định.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo phòng, ban chuyên môn, đoàn thể cấp huyện, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đang tham gia hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp theo các nội dung giao tại kế hoạch này và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tinh, Báo Bắc Kạn, Cổng Thông tin điện tử tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các nội dung chi tiết của kế hoạch giao năm 2022 thực hiện Đề án đến mọi tng lớp nhân dân, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia.

2.3. Về công tác tổ chức sản xuất

- UBND các huyện thành phố chủ trì thực hiện nhiệm vụ Đề án giao trong Kế hoạch này, chỉ đạo các phòng chuyên môn tập trung thực hiện các nội dung chỉ tiêu của Kế hoạch được giao, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch của năm 2022. Triển khai áp dụng các chính sách hỗ trợ trong sản xuất kịp thời. Tăng cường phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện đảm bảo tiến độ, hiệu quả; theo dõi sát sao và dự báo yếu tố thị trường nông lâm sản để chỉ đạo sản xuất phù hợp; thường xuyên thăm nắm, làm việc với các đơn vị (xã, phường, doanh nghiệp, hộ nông dân,...) để nắm được tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, các khó khăn vướng mắc để đề xuất nội dung, giải pháp nhằm hoàn thành tốt mục tiêu của Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2020 - 2025.

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ giao tại Kế hoạch này đảm bảo tiến độ; báo cáo tình hình thực hiện nội dung giao 6 tháng, 01 năm; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn (nếu có) để thực hiện Đề án đạt kế hoạch.

- SKhoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương xây dựng, triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp tại địa phương lồng ghép với nội dung giao tại kế hoạch này nhằm hỗ trợ thêm nguồn lực, nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất cho các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình, từng bước hình thành các chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm nông sản của địa phương.

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các HTX, liên hiệp HTX mở rộng quy mô; củng cố, nâng cao năng lực cho các thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các HTX, liên hiệp HTX trên địa bàn để tổ chức hoạt động, sản xuất có hiệu quả.

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản cho địa phương, tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến công góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, tăng thu nhập cho người dân.

2.4. Đào tạo nguồn nhân lực

- Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn theo từng ngành/lĩnh vực từ tỉnh đến cơ sở thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT.

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan trên cơ sở các quy định hiện hành, tình hình thực tế tại địa phương rà soát, đánh giá toàn diện hiện trạng công chức, viên chức trong ngành nông nghiệp tại cơ sở; tham mưu cho Ban cán sự đảng UBND tỉnh có văn bản báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tại cơ sở.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương trên địa bàn, tham mưu thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho chủ thể tham gia hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.

[...]