Kế hoạch 205/KH-UBND về nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 của tỉnh thừa Thiên Huế

Số hiệu 205/KH-UBND
Ngày ban hành 01/06/2023
Ngày có hiệu lực 01/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 205/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (PAR INDEX) NĂM 2023 CỦA TỈNH

A. KẾT QUẢ CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (CHỈ SỐ PAR INDEX) CỦA TỈNH NĂM 2022

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Năm 2022 là năm đầu tiên thực hiện đánh giá, xác định Chỉ số CCHC theo Quyết định số 876/QĐ-BNV ngày 10/11/2022 của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Đề án “Xác định chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022 - 2030; theo đó, bộ tiêu chí xác định chỉ số CCHC (PAR INDEX) cấp tỉnh được cấu trúc trên 8 lĩnh vực (37 tiêu chí và 102 tiêu chí thành phần (TCTP)) với thang điểm đánh giá là 100 điểm, trong đó có 3 phần:

- Đánh giá kết quả qua thẩm định: 68 điểm;

Do Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định, chấm điểm trên cơ sở báo cáo tự đánh giá chấm điểm CCHC của tỉnh. Việc thẩm định được thực hiện trên phần mềm quản lý chấm điểm Chỉ số CCHC của Bộ Nội vụ.

- Đánh giá qua khảo sát lãnh đạo, quản lý: 22 điểm;

Thực hiện điều tra XHH thông qua 404 phiếu khảo sát điện tử được gửi đến địa chỉ hộp thư điện tử của: 46 đại biểu HĐND tỉnh, 65 lãnh đạo cấp Sở, 264 lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở và 29 lãnh đạo UBND cấp huyện.

- Đánh giá qua khảo sát người dân và tổ chức: 10 điểm

Bộ Nội vụ thông qua Bưu Điện tỉnh khảo sát đo lường mức độ hài lòng về sự phục vụ người dân và tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước (gọi là Chỉ số SIPAS); tại tỉnh Thừa Thiên Huế, thực hiện điều tra 486 người dân là đại diện hộ gia đình tại 18 thôn, tổ dân phố thuộc 9 xã, phường, thị trấn của 03 đơn vị cấp huyện (các phường: An Cựu, Xuân Phú, Hương An thuộc thành phố Huế; thị trấn A Lưới, xã A Ngo, xã Sơn Thủy thuộc huyện A Lưới; thị trấn Khe Tre, xã Hương Lộc, xã Hương Sơn thuộc huyện Nam Đông).

II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NĂM 2022

Kết quả Chỉ số CCHC năm 2022 của tỉnh đạt 86,55/100 điểm, xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố (giảm 2,77 điểm và giảm 15 bậc so với năm 2021).

 

Lĩnh vực đánh giá

Năm 2021

Năm 2022

Điểm

Thứ hạng

Điểm

Thứ hạng

1. Điểm đánh giá qua thẩm định

62,18

4

61,21

10

 

Điểm đánh giá kết quả thực hiện CCHC

58,18

6

55,46

17

Điểm đánh giá tác động đến phát triển KT-XH

4

18

5,75

10

2. Điểm đánh giá qua khảo sát lãnh đạo, quản lý

18,28

26

17,42

34

3. Điểm đánh giá qua khảo sát người dân, tổ chức (SIPAS)

8,86

17

7,92

40

Tổng điểm

89,32

4

86,55

19

1. Điểm đánh giá qua thẩm định

- Điểm đánh giá qua thẩm định đạt 61,21/68 điểm, đạt tỷ lệ 90%, gồm:

+ Đánh giá kết quả thực hiện CCHC đạt được 55,46/61,5 điểm (giảm 2,72 điểm và giảm 11 bậc so với năm 2021); trong đó, có 50/68 TCTP đạt điểm tối đa và 18/68 TCTP không đạt điểm tối đa, với tổng số điểm là 12,64/18,5 điểm.

+ Điểm đánh giá tác động đến phát triển kinh tế - xã hội đạt được 5,75/6,5 điểm (tăng 1,75 điểm và tăng 8 bậc so với năm 2021); trong đó, có 04/06 TCTP đạt điểm tối đa và 02/06 TCTP không đạt điểm tối đa là: “Thực hiện thu ngân sách hàng năm của tỉnh theo Kế hoạch được Chính phủ giao”“Mức độ thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-XH do HĐND tỉnh giao”.

(Phụ lục 2 các tiêu chí, TCTP chưa đạt điểm tối đa kèm theo)

Năm 2022, điểm thẩm định tối đa tại các lĩnh vực có sự khác biệt so với năm 2021 do thay đổi bộ tiêu chí và một số nội dung tiêu chí thành phần, vì vậy chỉ so sánh chênh lệch tỷ lệ % đạt được so với điểm tối đa giữa 2 năm.

- Điểm thẩm định của các lĩnh vực năm 2022:

STT

Lĩnh vực đánh giá

Năm 2021 Tỷ lệ % đạt được so với điểm tối đa

Năm 2022

Điểm thẩm định tối đa

Điểm thẩm định

Tỷ lệ
(%)

 

TỔNG ĐIỂM

93,50

68

61,21

90

1

Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

99,88

9,50

9,32

98,1

2

Cải cách thể chế

100

6,00

6,00

100

3

Cải cách thủ tục hành chính

99,18

13,00

12,38

95,23

4

Cải cách tổ chức bộ máy

100

6,50

6,07

93,38

5

Cải cách chế độ công vụ

100

6,00

5,25

87,5

6

Cải cách tài chính công

82

8,00

6,20

77,5

7

Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số

93,09

12,50

10,25

82

8

Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh

66,67

6,50

5,75

88,46

Trong 08 lĩnh vực thì lĩnh vực “Cải cách thể chế” đạt tiếp tục duy trì tỷ lệ 100%; tiếp đến là Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC và cải cách TTHC với 98,1% và 95,23%; 02 lĩnh vực đạt tỷ lệ thấp nhất là “Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số” và “Cải cách tài chính công” với 82% và 77,5% (Bộ tiêu chí theo Quyết định số 876/QĐ-BNV có nhiều tiêu chí mới so với các năm trước tập trung ở lĩnh vực Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số).

Kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của tỉnh chỉ tập trung mất điểm ở lĩnh vực: “Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số” (mất 2,25 điểm), “Cải cách tài chính công” (mất 1,8 điểm) và “Cải cách chế độ công vụ” mất 0,75 điểm. Ngoài nguyên nhân khách quan từ việc điều chỉnh các nội dung và thang điểm đánh giá của một số tiêu chí, tiêu chí thành phần; thực tiễn triển khai cũng cho thấy tỉnh chưa đáp ứng được những yêu cầu đề ra; việc thực hiện số hóa giấy tờ, hồ sơ và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ thanh toán trực tuyến hiệu quả chưa cao, tỷ lệ dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được đưa vào sử dụng chính thức tại tỉnh còn thấp; chưa thực hiện rà soát, cập nhật số liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; một số cơ quan đơn vị còn sử dụng biên chế viên chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan hành chính; bố trí công chức, viên chức không đúng vị trí việc làm phê duyệt.

So với năm 2021, năm 2022, trong 08 lĩnh vực có: 01 lĩnh vực duy trì tỷ lệ % đạt được so với điểm tối đa là “Cải cách thể chế” (đạt 100%); 01 lĩnh vực có tỷ lệ % đạt được tăng cao là “Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh” (năm 2022, đạt 88,46%, năm 2021, đạt 66,67%); 06/08 lĩnh vực còn lại có tỷ lệ % đạt được so với điểm tối đa giảm, trong đó, giảm nhiều nhất là cải cách chế độ công vụ (giảm 12,5%) và Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số (giảm 11,09%).

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

2. Kết quả đánh giá qua khảo sát lãnh đạo, quản lý

Kết quả đánh giá được đo lường thông qua khảo sát 04 nhóm đối tượng là: đại biểu HĐND tỉnh; lãnh đạo cấp Sở; lãnh đạo UBND cấp huyện và lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở với tổng số điểm năm 2022 đạt được là 17,42/22 điểm (đạt tỷ lệ 79,16%), xếp thứ 34/63 tỉnh, thành phố (giảm 0,86 điểm và giảm 8 bậc so với năm 2021).

[...]