Kế hoạch 2042/KH-UBND về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2021 do tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu | 2042/KH-UBND |
Ngày ban hành | 12/05/2021 |
Ngày có hiệu lực | 12/05/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Nguyễn Hoàng Thao |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2042/KH-UBND |
Bình Dương, ngày 12 tháng 5 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2021
Căn cứ Kế hoạch số 6448/KH-UBND ngày 30/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương năm 2021; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2021 với những nội dung như sau:
Đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại và khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời chấn chỉnh, tháo gỡ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính của tỉnh.
- Việc kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc, thực chất, khách quan, hiệu quả và đúng quy định.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo Kế hoạch. Sau mỗi cuộc kiểm tra, Đoàn kiểm tra có thông báo kết luận cụ thể, kiến nghị cụ thể, rõ ràng để đơn vị được kiểm tra biết, thực hiện.
1. Kiểm tra theo kế hoạch: Tập trung một số nội dung trọng tâm sau:
- Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; việc ban hành, triển khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính, Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính, Kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính; việc tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số cải cách hành chính của các đơn vị, địa phương. Việc đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. Việc gắn công tác thi đua, khen thưởng với thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
- Việc ban hành hoặc tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị, địa phương; công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; tình hình, kết quả triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Việc triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; ý thức, trách nhiệm, tinh thần, thái độ của cán bộ, công chức, viên chức trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp; việc công khai thủ tục hành chính, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân liên quan đến thủ tục hành chính (kể cả phản ánh, kiến nghị thông qua Hệ thống đường dây nóng 1022).
- Tình hình triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ. Thực hiện quy định về phân cấp quản lý theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 và Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ (nếu có).
- Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, lề lối làm việc, các quy định về văn hóa công sở; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
- Tình hình thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc thực hiện quản lý tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính theo quy định; việc thu phí, lệ phí (nếu có).
- Tình hình, kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước; tổ chức triển khai và sử dụng các hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý của đơn vị.
- Tình hình áp dụng, duy trì, mở rộng, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 và chuẩn hóa thủ tục hành chính theo quy trình ISO.
2. Kiểm tra đột xuất
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kiểm tra đột xuất một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện cải cách hành chính và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
III. THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA
1. Thành phần Đoàn kiểm tra
Lãnh đạo và cán bộ, công chức chuyên môn của các đơn vị: Sở Nội vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ và một số sở, ban, ngành có liên quan.
2. Đối tượng kiểm tra (Theo Phụ lục đính kèm)
IV. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Hình thức, phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra theo kế hoạch (có thông báo trước, các đơn vị xây dựng báo cáo theo yêu cầu) và kiểm tra đột xuất.