Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2021 về chuyển đổi số ngành thư viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 204/KH-UBND
Ngày ban hành 21/10/2021
Ngày có hiệu lực 21/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Thị Hạnh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 204/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 21 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH THƯ VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi sngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Văn bản số 2587/BVHTTDL-TV ngày 22/7/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn triển khai chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 800/TTr-SVHTT ngày 15/9/2021 vviệc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành thư viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số ngành thư viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy mạnh và phát triển chuyển đi số ngành thư viện gắn với triển khai chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chương trình chuyển đổi squốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Ứng dụng công nghệ số nhằm tối ưu hóa hoạt động của thư viện, xây dựng, phát triển hệ thống thư viện hiện đại.

- Mrộng hình ảnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của thư viện đến với các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, từ đó phát triển văn hóa đọc gắn với phát triển môi trường san toàn, rộng khắp.

2. Yêu cầu

- Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ sở giáo dục và hệ thống thư viện trên địa bàn toàn tỉnh tham gia, tạo điều kiện thuận lợi đtừng bước thực hiện chuyển đổi số trong ngành thư viện, tạo sự lan tỏa đối với các tầng lớp nhân dân.

- Hệ thống thư viện công cộng, thư viện chuyên ngành, thư viện cơ sở giáo dục đại học, thư viện cơ sở giáo dục khác quán triệt, triển khai, thực hiện việc chuyn đi strong hệ thng thư viện trực tiếp quản lý.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cụ thể hóa, thực hiện hiệu quả, đúng mục tiêu tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ. ng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ số nhằm hiện đại hóa hệ thông thư viện trên địa bàn tỉnh gn với Đề án mô hình thành phố thông minh, chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh. Đổi mới, phát triển các dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.

2. Mục tiêu chủ yếu

2.1. Mục tiêu đến năm 2025:

- Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho Thư viện tỉnh và thư viện các trường đại học. Hoàn thiện, phát triển hạ tần số, dữ liệu số, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện.

- Trang bị hệ thống phần mềm quản lý thư viện số tập trung cho Thư viện tỉnh. Xây dựng và phát triển nền tảng số nhằm tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu, trao đổi tài nguyên thông tin giữa Thư viện tỉnh với các thư viện cấp huyện trong tỉnh.

- 50% thư viện cấp huyện và thư viện cơ sở giáo dục được đầu tư trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin, có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến.

- 100% tài liệu địa chí, 70% tài liệu quý hiếm, có giá trị đặc biệt lưu trữ tại Thư viện tỉnh và Thư viện các trường Đại học trên địa bàn tỉnh được số hóa.

- 100% cán bộ thư viện thuộc hệ thống thư viện công cộng, hệ thống thư viện cơ sở giáo dục được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật kiến thức vận hành thư viện hiện đại.

2.2. Mục tiêu đến năm 2030:

- Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin cho: Thư viện tỉnh, thư viện cấp huyện, thư viện cơ sở giáo dục và thư viện lực lượng vũ trang.

- Xây dựng hệ thống thư viện công cộng thành một hệ thống tập trung, đảm bảo liên thông, chia sẻ tài nguyên thuận tiện. Xây dựng cổng thông tin tìm kiếm tập trung cho toàn bộ hệ thống thư viện trong tỉnh.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng.

- Phát triển các loại hình dịch vụ thư viện trên nền tảng các thiết bị thông tin di động.

- 100% hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh được trang bị và sử dụng phần mềm quản lý thư viện đồng nhất.

- 100% quy trình nghiệp vụ tại hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh được tin học hóa trên cơ sở các tiêu chuẩn nghiệp vụ chung.

[...]