Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2024 phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2025

Số hiệu 203/KH-UBND
Ngày ban hành 13/11/2024
Ngày có hiệu lực 13/11/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 203/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 13 tháng 11 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2025

Thực hiện văn bản số 7361/BNN-TY ngày 01/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) về việc xây dựng Kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025. Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 240/TTr-SNN ngày 25/10/2024, để chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2025 với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức triển khai kịp thời, nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản theo đúng quy định của Luật Thú y, chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) với phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ gia đình;

- Phát hiện sớm, tổ chức khoanh vùng để khống chế, xử lý kịp thời, triệt để ngay từ khi dịch mới phát sinh ở phạm vi hẹp, ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về con người, kinh tế và môi trường do dịch bệnh xảy ra; đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, người sản xuất chăn nuôi, người kinh doanh, mua bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật và vai trò, trách nhiệm chính quyền cơ sở, nhất là người đứng đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

2. Yêu cầu

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản đồng bộ, có hiệu quả, đảm bảo đúng thời gian, tiến độ của Kế hoạch và quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, chỉ đạo của UBND tỉnh. Quá trình tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Thông qua công tác phòng, chống dịch bệnh chủ động phát hiện những thiếu sót, bất cập là nguyên nhân làm phát sinh và lây lan dịch bệnh để kịp thời tham mưu, đề xuất, kiến nghị khắc phục những thiếu sót, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống dịch bệnh.

- Tổ chức tiêm phòng, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động; chú trọng phòng, chống, kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi như: Cúm gia cầm (CGC), Dại trên đàn chó, mèo; Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), Lở mồm long móng (LMLM) trên đàn trâu, bò, lợn; Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò; bệnh Hoại tử gan tụy (AHPND), Đốm trắng (WSSV) ở tôm; bệnh Perkinsus ở hàu giống, ngao giống; bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép… đặc biệt tại địa bàn có các ổ dịch cũ, những nơi có nguy cơ cao.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm và giám sát dịch bệnh đến tận hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi, đảm bảo an toàn cho người trực tiếp tham gia và sức khỏe nhân dân.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thú y, người chăn nuôi, người tiêu dùng kiến thức về phòng, chống dịch bệnh

- Phổ biến Luật Thú y, Luật Chăn nuôi, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chăn nuôi, thú y. Tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân hiểu rõ về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh động vật và những thiệt hại nặng nề do dịch bệnh gây ra, qua đó thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình để chủ động thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả; phổ biến các quy định về kiểm soát giết mổ động vật, vệ sinh thú y, không mua bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật bị bệnh, nghi bị bệnh, sử dụng sản phẩm chăn nuôi an toàn, rõ nguồn gốc.

- Khi địa bàn cấp xã, cấp huyện xảy ra ổ dịch: thực hiện thông tin, tuyên truyền liên tục trên hệ thống đài truyền thanh về tình hình, diễn biến dịch bệnh, khu vực ổ dịch, khu vực dịch uy hiếp, các biện pháp phòng, chống, khống chế dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu gom, giết mổ động vật trong vùng có dịch, các quy định của nhà nước về khai báo, kiểm soát, khống chế dịch bệnh và quy định về điều kiện hỗ trợ khôi phục sản xuất do dịch bệnh, kiên quyết không tổng hợp đề nghị hỗ trợ kinh phí đối với các trường hợp vi phạm quy định.

- Tổ chức các tập huấn tại các huyện, thành phố để nâng cao kiến thức, kỹ năng, tăng cường năng lực cho cán bộ thú y cơ sở về công tác giám sát, chẩn đoán phòng, chống dịch bệnh nhất là các bệnh mới xuất hiện; kỹ thuật tiêm phòng vắc xin cho các thành viên của tổ tiêm phòng; những tiến bộ kỹ thuật mới, kinh nghiệm thực tiễn trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ thú y cơ sở, các hộ chăn nuôi tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

2. Triển khai các biện pháp chuyên môn phòng, chống dịch bệnh

2.1. Công tác quản lý đàn vật nuôi

UBND huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị chuyên môn và UBND cấp xã tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng trên hệ thống đài truyền thanh đến tận các phố, thôn, bản, khu dân cư các quy định của Luật Chăn nuôi về kê khai hoạt động chăn nuôi, số lượng, loại vật nuôi tối thiểu phải kê khai, thời gian thực hiện kê khai để các cơ sở chăn nuôi nắm rõ quy định và tuân thủ thực hiện. Kê khai chăn nuôi là hoạt động bắt buộc và là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất chăn nuôi. Quản lý, lập sổ theo dõi đàn chó mèo nuôi, bắt giữ, xử lý đàn chó mèo thả rông và chủ nuôi vi phạm theo quy định, nhất là tại khu vực có mật độ dân cư cao, khu vực du lịch, dịch vụ phát triển.

Yêu cầu UBND cấp xã tiếp nhận, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ kê khai của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn để làm cơ sở xác định biến động tổng đàn vật nuôi và căn cứ để kiểm tra, đối chiếu khi thẩm định điều kiện hỗ trợ cho chủ cơ sở có vật nuôi bị tiêu hủy bắt buộc do dịch bệnh hoặc xác định điều kiện hỗ trợ do thiên tai xảy ra. Khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, yêu cầu UBND cấp xã tổ chức rà soát, thống kê lại chính xác số lượng gia súc, gia cầm mẫn cảm với tác nhân gây bệnh để có cơ sở tổ chức phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

2.2. Tổ chức giám sát phát hiện dịch bệnh

- Tổ chức giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm:

+ Giám sát chủ động: Củng cố, triển khai công tác giám sát, phát hiện, chia sẻ thông tin dịch bệnh đảm bảo liên thông từ người chăn nuôi đến hệ thống chuyên ngành thú y và chính quyền địa phương; xây dựng kế hoạch tổ chức lấy mẫu giám sát chủ động, xét nghiệm để phát hiện, đánh giá, cảnh báo sự lưu hành của mầm bệnh trên đàn gia súc, gia cầm như: Tác nhân gây bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục trâu bò, Cúm gia cầm… tập trung giám sát tại khu vực có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao, các chợ, điểm tập kết buôn bán động vật, cơ sở giết mổ động vật. Tổ chức lấy mẫu giám sát định lượng kháng thể sau tiêm phòng để đánh giá chất lượng, hiệu quả của vắc xin và hiệu quả công tác tổ chức tiêm phòng vắc xin của các địa phương.

+ Giám sát bị động: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp, chia sẻ thông tin dịch bệnh, khi nghi ngờ trường hợp gia súc, gia cầm, thủy sản bị bệnh, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán, phát hiện sớm dịch bệnh và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới phát sinh, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dịch dẫn đến dịch bệnh lây lan, gây thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường cho người dân và cộng đồng. Cơ quan chuyên môn cấp huyện có trách nhiệm lấy mẫu bệnh phẩm động vật nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, bảo quản mẫu theo quy định, gửi cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) tiếp nhận mẫu, gửi đi xét nghiệm, thông báo kết quả xét nghiệm để triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Tổ chức giám sát dịch bệnh trên thủy sản nuôi:

+ Định kỳ tổ chức lấy mẫu nước quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và lấy mẫu giám sát chủ động sự lưu hành của bệnh WSSV, AHPND ở tôm nuôi nước mặn, lợ vào tháng 4, tháng 5, tháng 6 và tháng 9; bệnh Perkinsus ở ngao giống, hàu giống từ tháng 4 đến tháng 10 tại vùng ven biển Kim Sơn và kiểm tra, lấy mẫu giám sát phát hiện dịch bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (SVC) và một số đối tượng cá nước ngọt vào thời điểm cuối tháng 02 tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, vùng sản xuất một lúa, một cá; tăng cường giám sát dịch bệnh trên đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ để kịp thời phát hiện, cảnh báo và triển khai các biện pháp xử lý nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ