Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP và Kế hoạch hành động 178-KH/TU về thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 202/KH-UBND
Ngày ban hành 22/09/2020
Ngày có hiệu lực 22/09/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Mai Xuân Liêm
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 202/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 50/NQ-CP NGÀY 17/4/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG SỐ 178-KH/TU NGÀY 6/12/2019 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 52-NQ/TW NGÀY 27/9/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CHỦ ĐỘNG THAM GIA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Kế hoạch hành động số 178-KH/TU ngày 6/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (gọi tắt là CMCN 4.0), Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện như sau:

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

- Nhằm tổ chức quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết 52-NQ/TW Bộ Chính trị, Nghị quyết số 50/NQ-CP và Kế hoạch số 178-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức của chính quyền và nhân dân về chủ trương, quan điểm của Đảng trong việc chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0.

- Kế hoạch là căn cứ cho các cấp, các ngành và địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.

1.2. Yêu cầu

Xác định cụ thể nhiệm vụ để các cấp, các ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn, đảm bảo chủ động ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 để thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

- Tập trung chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, xây dựng đô thị thông minh. Phấn đấu đến năm 2025 kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP, năng suất lao động tăng tối thiểu 7,0%/ năm, hạ tầng internet băng thông rộng phủ 100% các xã, phường, thị trấn, cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước; đến năm 2030 mạng di động 5G phủ sóng toàn tỉnh, truy cập internet băng thông rộng với chi phí thấp, kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP, năng suất lao động tăng tối thiểu 8,0%/năm, hoàn thành xây dựng chính quyền số; tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa là tỉnh có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng rộng rãi công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.

- Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Ứng dụng thành công các công nghệ mới của CMCN 4.0 vào phát triển một số lĩnh vực có lợi thế của tỉnh Thanh Hóa như: Nông nghiệp, Giáo dục, Y tế, Du lịch, Thương mại điện tử, Công nghiệp chế biến, chế tạo, phát triển doanh nghiệp số, xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển các dịch vụ thành phố thông minh,…trong từng giai đoạn 2021- 2025, 2026 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh

- Giai đoạn 2021-2025:

+ 90% các dịch vụ công trực tuyến phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được thực hiện ở mức độ 4 và được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công của tỉnh; 40% số lượng người dân và doanh nghiệp được xác thực định danh điện tử.

+ Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 75% trở lên; tối thiểu 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

+ 60% các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp được đưa vào vận hành, khai thác và kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.

+ Duy trì 100% văn bản được gửi, nhận trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật).

+ 80% báo cáo định kỳ (trừ nội dung mật) của các cơ quan nhà nước (trong đó 100% báo cáo của UBND tỉnh) được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

+ 80% cấp huyện thực hiện họp thông qua hệ thống điện tử.

+ Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội.

+ Hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Điều hành, giám sát an toàn, an ninh mạng; Trung tâm Điều hành đô thị thông minh.

- Giai đoạn 2026-2030:

+ 100% hồ sơ dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 được thực hiện trực tuyến; trên 98% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC.

+ 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

+ 90% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ